Kinh nguyệt và bệnh phụ nữ

Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật, nếu bỗng nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kiểm tra ngay, không nên bỏ qua. Tuy nhiên, trong 1-2 năm đầu thấy kinh hoặc gần mãn kinh, chu kỳ có thể thay đổi mà không phải là bệnh.

Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng, chuyển từ chất hạt loãng sang hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần lưu ý theo dõi. Đông y thì cho rằng do nguyên nhân khí hư có hàn hoặc có nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Chứng bệnh này nếu chú ý giữ gìn vệ sinh là có thể khắc phục được.

Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt quá nhiều bao gồm hai ý: Một là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100 ml/ngày), hai là thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày). Kinh nguyệt quá nhiều thường do màng trong tử cung bong ra không theo quy tắc nào cả và do chứng tăng sinh màng trong tử cung, hoặc có những bệnh như u xơ tử cung, rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu hoặc do ngoại cảnh (như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng, tinh thần căng thẳng).

Kinh nguyệt quá ít (máu kinh ra từng giọt), phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng không thấy kinh thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Đây thường là do các bệnh mãn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái tháo đường... mắc một số bệnh sán hút máu, dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, lao bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Nhưng bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú hiện tượng sinh lý bình thường.

Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong, có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành cục máu to và cứng thì Đông y cho rằng đó là do nguyên nhân ứ máu, cần phải vệ sinh tốt.

Phụ nữ khoẻ mạnh, ở thời kỳ kinh nguyệt nói chung không có triệu chứng gì đặc biệt. Số ít phụ nữ hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi, sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng hết. Nhưng nếu ở thời kỳ kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng sau, tức là thuộc về trạng thái bệnh lý:

- Tăng sinh túi tuyến vú vào thời kỳ kinh nguyệt: Bệnh này thường xảy ra ở nữ thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau, có người còn sờ thấy khối u cứng to không đều. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: Rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất progesteron tiết ra ít, chất oestrogen tăng lên nhiều.

- Đau một bên đầu trong thời kỳ kinh nguyệt: Phần nhiều xảy ra vào thời kỳ nữ thanh niên. Bệnh phát sinh do công năng co giãn huyết quản bị trở ngại, thường đau một bên đầu kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, thị lực mờ, ảo, xuất hiện những ảo giác, người ta cho rằng nó có liên quan đến những hoóc môn của tuyến yên.

- Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trước và sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, gồm hai loại:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường bộ phận sinh dục không có bệnh gì, hay gặp ở nữ thanh niên chưa có gia đình, nếu hết kinh là hết đau bụng.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Bộ phận sinh dục thường có bệnh như bệnh màng trong tử cung, viêm khoang chậu, bệnh cơ dưới niêm mạc tử cung. Phải giải quyết nguyên nhân của bệnh thì đau bụng mới hết.

- Chứng căng thẳng trước khi hành kinh: Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng vú, tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh. Nói chung những chứng này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, rối loạn trong trao đổi chất hoóc môn cũng như trong trao đổi muối - nước.

- Chảy máu cam trong thời kỳ hành kinh: Những bệnh nhân này thường cảm thấy sa căng ở khung chậu, toàn thân khó chịu, nếu chảy máu ở mũi thì lượng máu kinh sẽ ít đi và người sẽ dễ chịu hơn. Nguyên nhân có thể do đồng hồ sinh học bị rối loạn hoặc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh gan hoặc lao phổi.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video