Kỳ lạ nấm phát quang mọc trên vỏ cây khiến cho cả khu rừng phát sáng

Vào đợt gió mùa, những cánh rừng trên dãy núi Western Ghats, Ấn Độ, có thể gây ngạc nhiên cho khách du lịch khi phát sáng một cách kỳ lạ.

Rừng phát sáng kỳ lạ ở Ấn Độ

Nằm trong 8 khu đa dạng sinh học lớn trên thế giới, Western Ghats là ngôi nhà của những cánh rừng mưa phong phú nhất hành tinh với hệ động thực vật đặc thù dồi dào. Hàng năm, khi gió mùa tràn về từ tháng 6 đến tháng 10, cả cánh rừng sẽ phát sáng màu xanh lá cây nhạt giống ánh đèn huỳnh quang.


Những thân cây phát sáng trong rừng. (Ảnh: Sriharsha Ganjam & Ashwini Kumar Bhat - Landscape Wizards.)

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ này là do một loại nấm phát quang mọc trên vỏ cây và cành mục dưới nền đất rừng. Nấm phát quang chỉ tồn tại ở nơi có độ ẩm phù hợp trong những cánh rừng lâu năm thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới.

Trong khi các sinh vật biển phát quang tương đối phổ biến, hiện tượng phát sáng ở sinh vật sống trên đất liền hiếm gặp hơn. Hai loài được biết đến nhiều nhất là đom đóm và sâu. Các nhà khoa học đã tìm thấy gần 100.000 loại nấm phát quang, nhưng chỉ có một vài loại đủ lớn để con người có thể dễ dàng nhìn thấy. Loại nấm mọc ở Western Ghats thuộc họ Mycena genus, gồm những cây nấm cực nhỏ giống rêu. Lý do chúng phát sáng vẫn là một điều bí ẩn.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video