Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận – Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama là Di sản văn hóa thế giới năm 1995.
Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama hay còn gọi là Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama. Theo tiếng Nhật "Shirakawa" có nghĩa là làng của con sông trắng, còn "Gokayama" có nghĩa là năm quả núi. Hai làng này nằm tại vùng Tokai ở miền trung Nhật Bản. Làng Shirakawa-go nằm tại tỉnh Gifu và làng Gokayama nằm tại tỉnh Toyama.
Hai ngôi làng này rất nổi tiếng tại Nhật Bản bởi các ngôi nhà ở đây đều được xây dựng theo kiến trúc gassho-zukuni. Kiến trúc gassho-zukuni là một phong cách kiến trúc mà các mái nhà được xây bằng mái tranh giống như các bàn tay tham gia cầu nguyện.
Làng Shirakawa-go
Làng gồm hơn một trăm căn nhà cổ. Cụ thể ở đây có tổng cộng 114 mái nhà nằm kề nhau ở chân núi Haku-san ở tỉnh Gifu với dòng Shogawa chảy vắt ngang cùng những cánh đồng lúa. Shirakawa-go (có nghĩa Bạch giang quận cổ) mang trong mình một tinh thần Nhật Bản xưa cũ còn lưu lại đến bây giờ. Những mái nhà nhỏ được gọi theo tên Gassho-zukuri, phong cách Gassho, một kiểu giống như hai bàn tay đang chắp lại cầu khấn, một cách thức trong nghi lễ cầu khấn thần Phật của người Nhật. Shirakawa-go xưa kia từng là nơi tu hành của các bậc ẩn tăng trước khi Phật giáo ở Nhật Bản kết hợp với Mật tông...
Những ngôi nhà được xây dựng với mái dốc gần như đứng thẳng để mưa, tuyết không thể đọng lại trên mái.
Những mái nhà làng Shirakawa-go đều được lót cỏ tranh, lớp cỏ dày khoảng 50cm. Những mái nhà này mô phỏng hình ảnh những bày tay cầu khấn. Mục đich của việc xây dựng hình ảnh đó vừa mang tính tôn giáo, vừa để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên, bão tuyết. Những ngôi nhà được xây theo hướng Bắc hoặc Nam để tránh gió cấp, mùa Đông thì ấm áp và mùa Hè lại mát mẻ dễ chịu. Các mái nhà ở đây được xây dựng dốc để mưa và tuyết rơi thẳng xuống đất, không đọng lại trên mái nhà. Núi và rừng chiếm diện tích tới 96% đất ở cả hai làng Shirakawa-go và Gokayama do vậy cuộc sống của người dân nơi đây khó khăn, vất vả với chỉ có 4% đất trồng trọt.
Làng Gokayama
Không được như Làng Shirakawa-go, làng Gokayama kém phát triển hơn và cũng không đông bằng Shirakawa-go. Những ngôi làng nông dân trongf vùng này nhỏ hơn, tách biệt hơn và có rất ít bóng dáng những ngôi nhà hiện đại. Tại làng Gokayama lại phân cấp thành nhiều lang nhỏ, trong đó làng Suganuma và làng Ainokura được cho là đẹp nhất tại làng Gokayama.
Khí hậu khắc nghiệt tại hai làng Shirakawa-go và Gokayama
Làng Suganuma bao gồm: làng Suganuma và Gokayama Gassho no Sato. Nhiều ngôi nhà gassho-zukuri ở Suganuma hiện đã trở thành các bảo tàng nhỏ trưng bày hình ảnh cuộc sống thường nhật của nông dân, ngành sản xuất giấy washi và ngành sản xuất thuốc súng đang được duy trì tại nơi này. Ở Gokayama Gassho no Sato, phía bên kia đường hầm vẫn có một số ngôi nhà gassho-zukuri truyền thống được quy hoạch lại làm nơi ở cho các nhóm học sinh, sinh viên các trường học đến ăn ở và trải nghiệm cuộc sống Gokayama.
Làng Ainokura: Tận sâu phía trong thung lũng, Ainokura là ngôi làng xa xôi nhất của vùng Gokayama. Nó cũng là làng rộng nhất vùng này với gần 20 ngôi nhà gassho-zukuri. Nhiều ngôi nhà hiện vẫn là nơi cư trú của người dân.
Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv), (v).
Tiêu chí (iv): Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama là ví dụ nổi bật về những khu vực đinh cư truyền thống được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Con người ở những khu vực này đã tìm ra cách để hòa hợp với thiên nhiên, thích nghi với môi trường tự nhiên và tìm cách để phát triển kinh tế xã hội.
Tiêu chí (v): Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama cũng là minh chứng rõ nét cho sự phát triển các làng nghề, đóng góp hoàn thiện cấu trúc xã hội. Các làng cổ này cũng đã chứng minh sự trường tồn bất chấp sự thay đổi đến chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Từ năm 1950, khi Nhật Bản bắt đầu có những bước tiến phát triển mạnh mẽ về kinh tế, người dân ở hai ngôi làng vẫn duy trì nhịp sống cũng như thói quen sinh hoạt mà tổ tiên nhiều đời của họ đã truyền lại.