Liệu có tồn tại kim cương dưới đáy đại dương không?

De Beers Group là một "đế chế kim cương" trên toàn cầu khi được coi là đơn vị đặt nền móng cho ngành công nghiệp khai thác kim cương. Năm 1991, doanh nghiệp này bất ngờ mua quyền sở hữu 7.770km2 phần đáy biển Đại Tây dương gần bờ biển Namibia. Tại sao vậy?

Carbon là một nguyên tố vô cùng linh hoạt, được tìm thấy trong bầu khí quyển của Trái đất và cũng được trưng bày trong các cửa hàng trang sức. Kim cương được tạo ra từ các nguyên tử Carbon đã chịu nhiệt độ và áp suất cực cao.

Bên trong một viên kim cương, mỗi nguyên tử Carbon riêng lẻ chia sẻ một liên kết mạnh mẽ với 4 nguyên tử khác. Điều này giúp cho kim cương trở thành một vật thể cứng một cách kỳ lạ. Sự thực là trong tự nhiên, kim cương được coi là vật liệu cứng nhất thế giới.

Các tiểu hành tinh khi va vào trái đất tạo ra một nhiệt độ và áp suất đủ mạnh để tạo ra kim cương. Tuy nhiên, những viên kim cương như vậy khá hiếm. Bạn có thể tìm thấy kim cương ở sâu dưới lòng đất nhưng theo các nhà khoa học, chúng cũng có thể tồn tại dưới đáy các đại dương. Đó có thể là lý do vì sao De Beers Group mua lại 7770km2 phần đáy biển Đại Tây Dương gần bờ biển Namibia.


im cương được tạo ra từ các nguyên tử Carbon đã chịu nhiệt độ và áp suất cực cao.

Nhiều viên kim cương được tìm thấy cho đến nay chứa một lượng nhỏ muối. Trong nhiều năm, các nhà địa chất đã tự hỏi rằng liệu điều này có phải là do nó bắt nguồn từ đáy biển hay không.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã củng cố giả thuyết này. Khi trộn trầm tích biển và peridotit trong nhiệt độ cao và áp suất cực lớn trong môi trường phòng thí nghiệm, chúng ta sẽ nhận được một thứ trông giống như muối bị mắc kẹt bên trong một số viên kim cương.

Nhiều chuyên gia cho rằng thí nghiệm kể trên chứng tỏ hầu hết kim cương ra đời sau khi các khối đáy biển bị kéo vào lớp phủ trái đất thông qua kiến tạo mảng. Một số khoáng chất lấy từ đại dương trong quá trình này kết tinh thành đá quý. Các vụ phun trào núi lửa sau đó đưa kim cương lên bề mặt hành tinh.


Lễ khánh thành một tàu thăm dò kim cương trị giá 157 triệu USD.

Hiện tại, nghiên cứu kể trên không giải thích được tại sao De Beers và các nhóm khai thác khác lại đang săn tìm kim cương ngoài khơi bờ biển châu Phi. Tuy nhiên, từ lâu các công ty khai thác đã săn lùng kim cương dưới đáy đại dương. Những viên kim cương quý hiếm được đưa ra biển theo một dòng sông có tên Orange. Trong hàng triệu năm qua, nó đã lấy kim cương từ các mỏ đất liền, chuyển chúng đi khắp nơi trên lục địa Phi và mang cả mang đại dương nữa.

Từ những năm 1960, nhiều nhóm săn tìm kho báu đã tiến hành nạo vét kim cương ở các đường bở biển phía tây bắc Nam Phi và nam Namibia. Năm 2018, gần 75% tổng sản lượng kim cương của Namibia đến từ các hoạt động khai thác trên đại dương.


Tàu khai thác kim cương hoạt động ngoài khơi Đại Tây Dương.

Hầu hết những viên kim cương lấy từ đại dương được khai thác ở độ sâu khoảng 120 - 140 mét dưới mực nước biển. Các trầm tích từ đáy đại dương được hút lên tàu và sau đó nhiều loại máy móc được sử dụng để tác những viên đá quý ra.

Máy bay không người lái và tàu ngầm 2 người đều đã được sử dụng để giúp các con tàu tìm kiếm kim cương dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, các chiến dịch nạo vét như vậy có thể gây ra hậu quả lâu dài với động vật dưới nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng việc khai thác này có thể khiến môi trường sống của các loài động vật dưới nước phải mất nhiều thập kỷ mới có thể phục hồi được.

Cập nhật: 28/06/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video