Loài cá "quái vật" nặng hàng tấn và "siêu lười"

Cá mặt trời là gì?

Có thể nặng đến 2,5 tấn, sinh vật này cũng được xem là loài cá có xương lớn nhất còn sống trên thế giới.

Thường tới chơi những bãi biển nằm dọc theo Công viên Quốc gia Freycinet, Tasmania (Úc), mới đây anh Nick Cain cùng nhóm bạn bắt gặp một sinh vật lạ nằm ven bờ.


Kích thước khổng lồ của cá mặt trời - (Ảnh: GETTY IMAGES).

"Thường bạn sẽ thấy một con heo, hoặc một con hải cẩu... Nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy rất kỳ quặc. Chúng tôi khá sốc. Đó đúng là một con quái vật", Nick nói với đài ABC (Úc).

Nick cùng hai người bạn cố gắng dời con cá đi nơi khác nhưng không đủ sức. Kết quả sau đo đạc cho thấy con cá này nặng trên 1,2 tấn, dài 2m, rộng 1m.

Các nhà sinh vật học thuộc Công viên Quốc gia Freycinet (Úc) vào cuộc. Họ xác định đây là loài cá mặt trời khổng lồ (tên khoa học: Mola mola) độc đáo trên thế giới.

Đặc trưng của chúng là những chiếc vây lưng khổng lồ và thân hình kỳ quái. Chúng cũng được coi là loài cá có xương lớn nhất trên thế giới còn tồn tại, có thể nặng đến 2,5 tấn và dài hơn 3m.


Xác cá mặt trời khổng lồ vùi trong cát được Nick Cain phát hiện - (Ảnh: Nick Cain)

Cá mặt trời thường xuất hiện ở vùng biển ấm trong vùng nhiệt đới. Chúng sống đơn độc, bơi theo dòng hải lưu ngoài đại dương nhưng thỉnh thoảng cũng xâm nhập vào vùng nước ven bờ.

Khi không thể tìm thấy đường trở lại đại dương, chúng sẽ mắc cạn trong những vùng nước nông và cuối cùng dạt vào bờ biển.

Một phần do cơ thể nặng nề, cá mặt trời thường lười biếng bơi lội. Ở ngoài khơi xa, chúng chỉ nghiêng mình rồi trôi theo các dòng hải lưu đi hết đại dương này đến đại dương khác.

Cũng vì thói quen bơi ì ạch, chúng được tin rằng đang giỡn với mặt trời, vì vậy được đặt tên là "cá mặt trời". Ở một số nước, chúng được gọi là "cá mặt trăng". 


Một con cá mặt trời dạt vào bờ biển Úc năm 2019 - (Ảnh: ABC News).

Cá mặt trời cũng là một trong những nhà vô địch về khả năng đẻ trứng. Thời gian mang thai chỉ 3 tuần, nhưng mỗi lần cá có thể đẻ tới 300 triệu trứng. Trứng cá trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu.

Theo tiến sĩ Neville Barrett, số lượng cá mặt trời khổng lồ ngày nay khá khiêm tốn do thói quen săn bắt ở nhiều nơi. Một số quốc gia đã đưa cá mặt trời vào sách đỏ để thuận tiện cho việc bảo tồn.

Cập nhật: 14/01/2021 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video