Loài chim cũng sở hữu "hormone tình yêu" giống con người

Nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học chỉ ra, loại "hormone tình yêu" này giúp loài chim phóng khoáng hơn với đồng loại của mình.

Oxytocin được các nhà khoa học gọi bằng cái tên đầy lãng mạn là "hormone tình yêu". Thực chất nó là một chất hoá học được tìm thấy trong não của con người với vai trò điều chỉnh những hành vi phức tạp như sự đồng cảm, vui vẻ, gắn bó trong các mối quan hệ.

Mặc dù oxytocin tham gia vào các hành vi phức tạp dường như chỉ có ở con người.

Nhưng thật bất ngờ, hormone này cũng được tìm thấy ở các loài động vật khác.


Hormone oxytocin cũng được tìm thấy ở chim.

Tiến sĩ Juan Duque, nhà thần kinh học tại Đại học Nebraska-Lincoln cho biết: "Ở những loài động vật có vú, chúng tôi gọi hormone này là oxytocin. Còn ở những loài chim, chúng tôi gọi hormone này là mesotocin. Nhưng thực chất, nó vẫn là chất hóa học oxytocin được tìm thấy ở loài chim".

Tiến sĩ Duque và các đồng nghiệp của ông đã khảo sát loài chim tên là Pinyon Jay - một loài chim có họ hàng với quạ để xác định hai vấn đề: Thứ nhất là mức độ ảnh hưởng của oxytocin lên chúng. Thứ hai là liệu vai trò của loại hormone này có giống như ở người hay không.

Họ đã thiết kế các thí nghiệm, trong đó chim Pinyon Jay được phép lựa chọn: chỉ mình mình ăn những con giun hay chia sẻ với người hàng xóm ở lồng bên cạnh.

Thí nghiệm này vốn để khẳng định lý thuyết trong giới sinh học rằng Pinyon Jay là một trong những loài chim có quy tắc chia sẻ thức ăn với đồng loại của mình.

Thật vậy, những thí nghiệm này đều khẳng định rằng chim Pinyon Jay sẵn sàng cho những người bạn của mình thức ăn. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu lại tiến hành thí nghiệm để xem mức độ hào phóng của những chú chim Jay trong quá trình chia sẻ thức ăn của mình với đồng loại.

Họ đã tiêm thêm một lượng hormone oxytocin nhất định vào mũi của những con chim này và quan sát xem sự thay đổi trong tương tác của chúng với nhau.


Những hành động chia sẻ có lợi cho con khác như thế này thường được gọi là "hành vi thuận xã hội".

Họ phát hiện ra, sự tăng cường mesotocin đã làm cho những con chim hào phóng hơn, sẵn sàng chia sẻ thức ăn với những người hàng xóm của mình. Kết quả của những thí nghiệm này đều được đăng trong tạp chí sinh học Biology Letters.

Ở động vật, những hành động chia sẻ có lợi cho con khác như thế này thường được gọi là "hành vi thuận xã hội".

Tiến sĩ Duque cho biết: "Giống như oxytocin ở động vật có vú, mesotocin đóng vai trò quan trọng trong hành vi xã hội của loài chim.

Chúng chia sẻ thức ăn với nhau hoặc có những "hành vi thuận xã hội khác" nhằm mục đích duy trì cũng như tạo dựng thêm mối quan hệ với con chim khác. Như vậy, chim Pinyon Jay có thể sử dụng các hành vi xã hội khác nhau để liên kết, tạo sự tương tác, hạnh phúc giữa chúng".

Cập nhật: 19/04/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video