Loại nấm giòn dai được mệnh danh là "tổ yến của người nghèo", giúp kiểm soát đường huyết lại còn đẹp da

Lợi ích của nấm tuyết

Loại nấm này được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, tăng cường collagen làm đẹp da cũng như tăng cường sức khoẻ não bộ, hệ miễn dịch.

Nấm tuyết được gọi với rất nhiều tên như ngân nhĩ, nấm tai mèo, tuyết nhĩ,... Nấm tuyết đã tồn tại hàng trăm năm và có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới như Brazil, Úc, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương cùng một số nơi ở Châu Á.

Từ nhiều thế kỷ trước, loại nấm này đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc nhờ vào các công dụng như chăm sóc da chống lão hóa đến hỗ trợ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật… Nấm tuyết đã dần trở thành một thực phẩm quen thuộc, có vị giòn dai sần sật, dễ chế biến thành các món ăn như súp, chè dưỡng nhan, gỏi…

Loại nấm này còn được mệnh danh là "tổ yến của người nghèo" vì có hàm lượng collagen không thua tổ yến mà giá rẻ hơn, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ. Chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin, loại nấm này mang đến rất nhiều tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hệ miễn dịch… Dưới đây là những lợi ích của nấm tuyết đã được nghiên cứu.


Nấm tuyết có hàm lượng collagen không thua tổ yến mà giá rẻ hơn.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong nấm tuyết có hợp chất tên polysaccharides rất đáng chú ý. Nghiên cứu từ Hàn Quốc đã chỉ ra rằng chính hợp chất này đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu lần lượt vào năm 2015 và 2016 cũng đã cho thấy nấm tuyết có thể ức chế hoạt động của aldose reductase. Đây là một loại enzyme khi tăng cao có thể gây tổn thương cho mắt và thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Chứng xơ vữa động mạch là sự tích tụ mảng bám trong động mạch và được coi là yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao và đột quỵ. Còn nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch chính là quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại).

Một nghiên cứu vào năm 2014 ở Hàn Quốc đã chứng minh rằng chất chống ở oxy hóa có trong nấm tuyết có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL nói trên. Nhờ đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Cải thiện làn da

Nấm tuyết rất được ưa chuộng trong ngành làm đẹp nhờ các đặc tính chống lão hóa và dưỡng ẩm của mình. Chính hợp chất polysaccharides trong nấm tuyết cũng có tác dụng làm giảm sự mất nước và collagen của da, đặc biệt là sau khi da phải tiếp xúc và ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím. Hơn nữa, nấm tuyết còn có thể hoạt động như một chất dưỡng ẩm tự nhiên và chống nhăn cho làn da.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Theo nghiên cứu từ Trung Quốc, polysaccharides trong nấm tuyết có thể có thể bảo vệ tế bào não chống lại tổn thương thần kinh và các bệnh thoái hóa. Đồng thời, nấm tuyết cũng đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ phát triển của Alzheimer.

Một nghiên cứu ở Hàn Quốc kéo dài 8 tuần đã cho 75 người tham gia tiêu thụ nấm tuyết mỗi ngày. Kết quả cho thấy điểm số của họ khi trả lời các câu hỏi về trí nhớ đã tăng đáng kể. Tương tự, một nghiên cứu khác cũng ở Hàn vào năm 2007 đã chỉ ra rằng chiết xuất từ nấm tuyết có thể làm đảo ngược đáng kể tình trạng mất trí nhớ do thuốc gây ra.


Nấm tuyết tương đối an toàn để tiêu thụ.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Theo Healthline, các hợp chất hoạt tính sinh học trong nấm tuyết có thể kích thích một số tế bào bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn. Nghiên cứu từ Trung Quốc vào năm 2014 đã kết luận rằng một loại protein có trong nấm trắng có thể kích thích hoạt động của đại thực bào - một loại tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ các mô bị tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng nấm tuyết

Nấm tuyết tương đối an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, đờm thấp, bị ho phong hàn không nên sử dụng nấm tuyết để tránh tác dụng phụ.

Ngoài ra, không nên ăn sống hay tìm kiếm nấm tuyết trong tự nhiên để tránh ăn nhầm nấm độc. Nấm tuyết cần ngâm, rửa sạch và nấu chín trước khi sử dụng

Cập nhật: 06/04/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video