Lời giải khoa học cho hiện tượng "ruồi bay trước mắt"

Bạn đã bao giờ thấy có gì đó đang bơi trong tầm nhìn của mình chưa? Nó trông như một con sâu hay một giọt nước trong suốt, và khi bạn định cố gắng nhìn gần hơn nó lại biến mất, và chỉ xuất hiện lại khi bạn dời mắt đi.

Không ít người trong chúng ta gặp phải một hiện tượng lạ ở mắt, đó là xuất hiện những bóng mờ, hay sợi chỉ ngoằn ngoèo, các hình dây mảnh như mạng nhện treo lơ lửng trong mắt và di chuyển trước mắt trong khi mắt nhìn yên một chỗ. Nhiều người thường gọi hiện tượng này là "ruồi bay trước mắt".


Hình ảnh mô tả những bóng mờ, sợi chỉ ngoằn ngoèo di chuyển trước mắt trong khi mắt bạn nhìn yên một chỗ.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% người dân gặp phải trường hợp này. Vậy, hiện tượng "ruồi bay trước mắt" là gì?

"Ruồi bay trước mắt" thực chất là những chất lắng đọng hoặc chất cô đọng ở trong dịch keo dạng thủy tinh của mắt. Chúng có thể là một mảnh mô, tế bào hồng cầu hay một đám protein tồn tại trong cầu mắt của bạn, chúng là những vật thể nhỏ xíu đổ bóng lên võng mạc, nơi cảm nhận ánh sáng trong mắt chúng ta. Các "chú ruồi" này có thể là những đốm, đường thẳng hay cong, có hình sợi dây mảnh, hoặc vòng cong như dạng chữ O hay chữ C.

Có trường hợp người bệnh nhìn thấy một điểm mờ nhưng cũng có người nhìn thấy hàng chục điểm mờ trong mắt. Các điểm mờ biết bay này có thể hiện diện ở một hay cả hai mắt.

Khi người bệnh mắc hiện tượng này, phản xạ đầu tiên là họ sẽ cố gắng nhìn rõ bằng cách tập trung vào điểm đó nhưng điều này rất khó thực hiện bởi hình ảnh này không đứng yên mà di chuyển khi ta đảo mắt.


Người mắc bệnh sẽ thấy rõ những đốm nhỏ, vẩn đục hơn khi nhìn lên bầu trời quang đãng ban ngày.

Người mắc bệnh sẽ càng nhìn thấy rõ những điểm mờ hơn khi nhìn lên bầu trời quang đãng ban ngày hay nhìn vào một nền sáng, tờ giấy trắng. Đôi lúc, những "chú ruồi" này lại trốn vào trong một góc, thoát ra khỏi tầm nhìn của chúng ta.


Một vài hình ảnh ghi lại đốm nhỏ, vẩn đục của một người gặp phải hiện tượng bệnh lý "ruồi bay trước mắt".

Theo các chuyên gia, hiện tượng này xảy ra là do có sự lão hóa, đục dịch kính ở bên trong mắt. Tròng mắt là một hình cầu, phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen.


Cấu trúc của nhãn cầu.

Phía sau giác mạc theo thứ tự vào trong là khối thủy dịch, pha lê thể (hay còn gọi là dịch kính) và thủy tinh thể. Sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy.

Dịch kính là một khối gelatin đặc quánh, trong suốt (giống lòng trắng trứng) nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc, chiếm khoảng 2/3 thể tích nhãn cầu.


Dịch kính trong suốt và chiếm phần lớn thể tích nhãn cầu.

Dịch kính là một tổ chức gene trong đó có nhiều sợi rất mịn xếp theo nhiều hướng khác nhau nhưng không chắp nối. Theo thời gian, dịch kính bị thoái hóa dần, dịch lỏng lơn, một số sợi li ti của dịch kính co cụm lại với nhau, tạo thành các đốm nhỏ vẩn đục bên trong dịch kính.

Những đốm này thay đổi về kích thước, hình dáng, chỉ số khúc xạ và mức độ di động.

Các điểm mờ, vẩn đục, di chuyển liên tục trong mắt như "ruồi bay" là do các đốm nói trên tạo ra bóng tối trên nền võng mạc hoặc do sự khúc xạ ánh sáng khi đi qua chúng. Việc thoái hóa dịch kính được lý giải là sự lão hóa tự nhiên.

Tuy nhiên cũng có trường hợp dịch kính bị viêm nhiễm, có ký sinh trùng xâm nhập hay mắt bị bong giác mạc. Bởi vậy nếu nhận thấy có sự xuất hiện của bệnh lý "ruồi bay trước mắt" thì bạn cần tới trung tâm, bệnh viện kiểm tra mắt kỹ hơn.

Tùy tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành bơm bổ sung huyết thanh mặn để duy trì áp suất của nhãn cầu hay có thể xử lý những điểm mờ giúp bạn ít gặp rắc rối trong sinh hoạt nhất.

Dịch kính là một cấu trúc trong suốt dạng gel chiếm khoảng 80% thể tích nhãn cầu, nằm phía sau thủy tinh thể và phía trước võng mạc. Dịch kính chứa tới 99% là nước, phần còn lại gồm collagen, protein và acid hyaluronic.

Dịch kính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của nhãn cầu, hỗ trợ truyền ánh sáng đến võng mạc và cung cấp dinh dưỡng cho các cấu trúc bên trong mắt. Ngoài ra, dịch kính còn có chức năng bảo vệ các thành phần nội nhãn khỏi chấn thương và duy trì áp lực nội nhãn ổn định.

Khi dịch kính bị tổn thương hoặc thoái hóa có thể dẫn đến các vấn đề như bong dịch kính, đục dịch kính hoặc xuất huyết dịch kính, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Khi già đi, dịch kính có thể thay đổi cấu trúc, từ dạng gel dần chuyển sang lỏng, gây ra hiện tượng vẩn đục dịch kính, xuất hiện các đốm đen hoặc vệt mờ trong tầm nhìn. Trường hợp nặng hơn, dịch kính có thể bị tách ra khỏi võng mạc hoặc gây bong võng mạc, đe dọa đến thị lực.

Cập nhật: 13/11/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video