Lớp trung gian của Trái đất - Mantle

Mantle nằm giữa vỏ đất và lõi đất, trong khoảng sâu 33km - 2.900km chiếm 83,3% thể tích Trái đất. Vì nó nằm giữa nên còn gọi là lớp trung gian.

(Ảnh: aps.anl)

Mantle còn chia ra thành lớp trên và lớp dưới. Mantle trên gồm có silic, oxy, sắt, manhê, trong đó sắt và manhê nhiều nhất, nhiều hơn ở ngoài vỏ đất. Người ta còn gọi lớp này là Mantle silic sắt manhê và cho rằng, các chất trong Mantle đang ở trạng thái nóng chảy cục bộ. Nó giống như một băng tải, làm cho vỏ đất di chuyển chậm chạp, và làm cho các chất ở lớp trên và lớp dưới của Trái đất trao đổi với nhau. Đây cũng là lớp nguồn nham. Đá huyền vũ phân bố rộng trong vỏ đất đã được phun ra từ nguồn nham này. Mantle dưới ngoài silicat ra, các oxit kim loại và chất lưu hóa tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng của nó lớn hơn Mantle trên, ở dạng chất rắn.

Theo ước tính, nhiệt độ Mantle là 1000-2000 độ C. Áp suất tới 90 triệu - 0,382 triệu atm. Mật độ lên tới 3,3 - 4,6g/cm3. Trong một môi trường như vậy, vật chất ở trong trạng thái dẻo. Giống như nhựa đường, trạng thái rắn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, để lâu sẽ bị biến dạng, có thể nhào nặn được. Mantle trên vì có áp suất nhỏ hơn vật chất ở dạng nóng chảy dở dang, gọi là "lớp chảy nhão". Vỏ đất cứng nổi trên lớp chảy nhão đó. Nếu chẳng may đoạn vỏ đất nào đó có khe nứt, nham thạch nóng chảy sẽ phụt ra theo vết nứt, tạo thành núi lửa hoạt động.

Lớp Mantle là một thế giới ngầm rộng lớn, loài người còn biết rất ít về nó.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video