Lý do ăn ngô tốt cho sức khỏe

Top 10 lý do bạn nên ăn ngô

Giàu chất xơ giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa, chứa chất chống oxy hóa giúp ngừa ung thư... là những tác dụng ít biết của ngô.

Thành phần dinh dưỡng của bắp (ngô)

Theo Healthline, thành phần dinh dưỡng của bắp (ngô) là một nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin C, vitamin B1, vitamin B9 và các thành phần khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, magie, kali rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm từ ngô thường không còn giữ được nhiều hàm lượng dinh dưỡng như ngô luộc, ngô nguyên chất.

Dưới đây là những lợi ích có thể bạn chưa biết của ngô:

Giàu chất xơ

Ngô rất giàu chất xơ và điều đó khiến loại thực phẩm này luôn bị coi là khó tiêu. Mặc dầu như vậy nghe có vẻ tiêu cực, nhưng thực tế nó lại có tác dụng tích cực vì ngô là một chất xơ không hòa tan - có hiệu quả cao trong việc chống lại các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và trĩ. Tác dụng này có được nhờ khả năng hấp thụ nước, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.

Giàu axit folic

Axit folic trong ngô giúp ngăn chặn dị tật bẩm sinh ống thần kinh, ngăn bệnh tim. Các nghiên cứu đã chứng minh axit folic có thể ngăn ngừa sự tích tụ của axit amin homocysteine trong cơ thể. Việc tăng homocysteine về lâu dài có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn, trong khi axit folic giúp giảm mức này xuống.


Ảnh minh họa: Packagingrevolution.net

Chống oxy hóa

Các loại ngô đều giàu chất chống oxy hóa, thứ rất quan trọng để chống lại gốc tự do gây ung thư cho cơ thể. Nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích chống oxy hóa của các loại ngô khác nhau đến từ sự kết hợp của các hợp chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients) trong ngô. Trong các loại ngô vàng, đứng đầu là Carotenoid, đặc biệt với nồng độ cao lutein và zeaxanthin. Trong các loại ngô xanh thì chất đó là anthocyanins. Đặc biệt trong ngô tím có axit protocatechuic, được khẳng định là có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Kiểm soát đường huyết

Protein và chất xơ được tìm thấy trong ngô có thể giúp ngăn sự hấp thu đường quá nhanh hay quá chậm từ đường tiêu hóa vào máu. Nếu sự hấp thu đường ổn định sẽ dễ dàng tránh tăng hoặc giảm đột ngột đường huyết. Ăn ngô với số lượng vừa phải cho thấy có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn với cả hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Ăn chay với những thực phẩm chứa glucose và insulin đã được chứng minh là có lợi với đường huyết. Điều thú vị là, theo một nghiên cứu, với những người ở độ tuổi tiểu học hay tuổi teen đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1 thì bánh mì ngô nguyên hạt có khả năng được chấp nhận cao nhất trong tất cả loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

Vitamin B

Ngô giàu vitamin B và các thành phần, đặc biệt là thiamine và niacin. Thiamine cần thiết để duy trì sức khỏe thần kinh và chức năng nhận thức. Thiếu hụt niacin có thể dẫn đến bệnh Pellagra - được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu: tiêu chảy, giảm trí nhớ và viêm da, thường gặp ở những người ăn kiêng thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các axit amin, đặc biệt ở những người kiêng ngô hoàn toàn.

Vitamin E

Ngô chứa hàm lượng vitamin E cao, rất cần thiết cho sức khỏe tổng quát và cơ thể bạn. Nó cũng giúp ngăn ngừa và chống lại vô số bệnh tật.

Chất photpho

Tất cả giống ngô đều rất giàu phốt pho, thứ cần thiết để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng bình thường của cơ thể, sức khỏe của xương và chức năng thận.

Magiê

Hạt ngô rất giàu magiê, cần thiết cho việc duy trì nhịp tim bình thường và tăng sự dẻo dai của xương.


Ảnh: motherearthnews.com

Ngừa ung thư

Ngô rất giàu hợp chất phenolic chống oxy hóa gọi là axit ferulic - một tác nhân chống ung thư đã được chứng minh là có hiệu quả. Anthocyanin tìm thấy trong ngô tím cũng hoạt động như một chất ăn xác thối và khử các gốc tự do gây ung thư. Chất chống oxy hóa được chứng minh giảm mạnh những hình thức nguy hiểm nhất của ung thư nhờ khả năng khiến các tế bào xấu tự phá hủy, trong khi để lại các tế bào khỏe mạnh.

Ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B12 và axit folic có trong ngô có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu hụt các vitamin. Ngô cũng giàu sắt, một trong những khoáng chất thiết yếu để tạo tế bào hồng cầu mới. Quan trọng hơn, sự thiếu hụt chất sắt là một trong những nguyên nhân chính của bệnh thiếu máu.

Sức khỏe da và tóc

Ngô vàng là nguồn beta-carotene tuyệt vời, chất tạo ra vitamin A trong cơ thể và cần thiết để duy trì thị lực tốt và làn da đẹp. Vitamin A cũng có lợi cho sức khỏe của da và niêm mạc, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ăn bắp (ngô) nhiều có tốt không?


Bắp ăn ngon, no lâu nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bắp ăn ngon, no lâu nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của người dùng. Lượng lớn tinh bột có trong bắp khi di chuyển xuống ruột sẽ sản sinh ra nhiều khí, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Chất xơ, các loại Protein như Prolamins, Lectin tích tụ nhiều sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày, dễ gây ra bệnh rò rỉ ruột, viêm nhiễm, tổn thương, rối loạn đường ruột, tiêu chảy,...

Chất xơ, các loại Protein như Prolamins, Lectin tích tụ nhiều sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương

Quá nhiều đường từ bắp cũng dễ gây ra tình trạng sâu răng, làm đường trong máu tăng cao, với người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tình sẽ nhanh chóng chuyển nặng khi ăn ngô nhiều. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều bắp còn làm bạn dễ bị bệnh nứt da, dị ứng.

Để an toàn cho sức khỏe của mình, bạn nên ăn bắp một lượng hợp lý, không “ham” ăn mà gây hại cho mình nhé.

Nên ăn bao nhiêu bắp mỗi ngày?

Để tốt cho sức khỏe của mình, bạn chỉ nên tiêu thụ lượng bắp vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.

Khẩu phần bắp của 1 người trưởng thành là 100g hạt bắp/ngày tương đương ½ chén hay 1 trái bắp có kích cỡ trung bình.

Để tốt cho sức khỏe của mình, bạn chỉ nên tiêu thụ lượng bắp vừa đủ như trên, không nên ăn quá nhiều.

Nếu đang mắc bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường, viêm đại tràng, dị ứng hay khi cơ thể có phản ứng lạ sau khi ăn bắp, bạn nên hỏi xin tư vấn từ bác sĩ, khám chữa bệnh kịp thời.

Cập nhật: 26/07/2024 Theo VNE/bachhoaxanh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video