Mái nhà thực vật

Một “mái nhà sống” (living roof) với diện tích 1 hecta trải rộng trên bảy quả đồi là ý tưởng táo bạo của kiến trúc sư Ý Renzo Piano dành cho tòa nhà mới của Viện hàn lâm Khoa học California ở San Francisco (Mỹ).

Trên mái nhà độc đáo nằm trong công viên Cổng Vàng này sẽ trồng hơn 1,7 triệu cây của chín loài đặc trưng tại California, để biến viện hàn lâm thành một bảo tàng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Công trình trị giá 300 triệu USD này dự kiến khai trương vào tháng 10-2008.

Đáng chú ý là công trình này được xây dựng bằng vật liệu tái chế, dùng năng lượng chủ yếu từ ánh nắng mặt trời. Công trình mái sống này sẽ không chỉ giúp làm giảm 30-35% năng lượng cần cấp cho tòa nhà, mà còn tạo ra môi trường mới cho các loài động vật hoang dã như chim, ong và những loài có nguy cơ tuyệt chủng như bướm Hairstreak và San Bruno.

Có lẽ bị thuyết phục vì ý tưởng sáng tạo và rất bảo vệ thiên nhiên của công trình, nên Quĩ Bernard Osher đã tặng Viện hàn lâm California 20 triệu USD để hoàn thiện công trình. 


Cây trồng trên “mái nhà sống” (Ảnh: AP)

TÚ ANH

Theo SF Chronique, CBS 5, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video