Máu có thể giúp con người suy nghĩ

Giáo sư Christopher Moore, người đề ra giả thuyết cho rằng máu tham gia tích cực vào việc điều chỉnh các neuron xử lý thông tin.

Máu giúp các neuron xử lý thông tin

Các nhà khoa học đến từ Học viện công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ) vừa đề xuất quan điểm cho rằng máu có thể giúp con người suy nghĩ, ngoài vai trò được nhiều người biết đến như vận chuyển dưỡng chất & khí oxy đến trung tâm của từng tế bào.

Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Bệnh học thần kinh vào đầu tháng 10 vừa rồi, ông Christopher Moore, giám đốc Trung tâm nghiên cứu não bộ thuộc MIT phát biểu “Chúng tôi cho rằng máu đóng vai trò tích cực trong quá trình các neuron xử lý thông tin… Nhiều bằng chứng rõ ràng ám chỉ rằng máu đáng được quan tâm hơn ngoài vai trò phân phát & vận chuyển các nguồn dưỡng chất thiết yếu. Thật ngạc nhiên bởi vì máu giúp các neuron điều chỉnh trong việc xử lý các tín hiệu nhận được. Cái mà chúng ta cần thay đổi đó là quan điểm về hoạt động của não bộ”.

Theo các giả thuyết của Moore (giả thuyết Hemo-Neural) thì máu không chỉ là một hệ thống hỗ trợ các hoạt động sinh lý của cơ thể, trên thực tế máu còn giúp kiểm soát các hoạt động của não. Đặc biệt, những thay đổi cục bộ của luồng máu ảnh hưởng tích cực tới các neuron. Bằng cơ chế nào đó, những thay đổi này giúp máu truyền phát thông tin tới những vùng khác nhau và vì thế mà điều chỉnh thông tin khắp não bộ. Nghiên cứu đang được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Moore cung cấp thêm những góc nhìn rõ hơn trong việc chỉ ra rằng các luồng máu giúp điều chỉnh hoạt của các neuron riêng lẻ.

Giáo sư Christopher Moore, người đề ra giả thuyết cho rằng máu tham gia tích cực vào việc điều chỉnh các neuron xử lý thông tin. (Ảnh: web.mit.edu)

Lý thuyết của Moore có liên quan đến việc tìm hiểu những bệnh liên quan đến não bộ như bệnh Alzheimer (liệt rung & đãng trí), bệnh tâm thần phân liệt, bệnh về quá trình sơ cứng đa cấp màng tế bào & chứng động kinh. Moore nói “Rất nhiều bệnh thuộc thần kinh & tâm thần có liên quan tới những thay đổi thuộc về mạch máu”.

“Phần lớn mọi người thừa nhận rằng triệu chứng của các bệnh tinh thần xuất phát từ những tổn thương của các neuron. Nhưng chúng tôi đề xuất rằng những tổn thương neuron cũng có thể là kết quả từ quá trình tiến triển của bệnh, điều này có thể được nhìn nhận như một đề xuất về cách chữa bệnh hoàn toàn mới”, Moore nói. Thí dụ, chứng động kinh thường xuất hiện ở những người có mạch máu bất thường ở vùng não xuất hiện tình trạng tắc nghẽn. Giả thuyết này ám chỉ rằng, những luồng lưu chuyển máu bất thường sẽ gây ra chứng động kinh mạnh mẽ. Nếu vậy, điều chế những loại thuốc có ảnh hưởng đến luồng máu lưu thông có thể là một trong những hướng mới trong liệu pháp chữa bệnh.

Giả thuyết này có liên quan thiết yếu đến máy quét cộng hưởng từ (fMRI), đây là một ứng dụng quen thuộc dựa trên phương pháp quét não nhằm chỉ ra những thay đổi mang tính cục bộ của luồng máu lưu thông. “Các nhà khoa học hiện đang quan tâm đến sự lưu thông của các luồng & lưu lượng của máu như một tiến trình quan trọng không chỉ bởi việc nó cung cấp những số liệu về hoạt động của hệ thần kinh”, nghiên cứu sinh Rosa Cao hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm Moore giải thích. “Nếu luồng lưu thông của máu ảnh hưởng đến hoạt động & hành vi của hệ thần kinh, thì những biểu đồ được vẽ ra từ fMRI sẽ là chìa khóa góp phần xử lý thông tin”.

Một lần nữa những nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Moore đã cung cấp những giải thích sáng tỏ trong việc nghiên cứu hệ thống cảm quan của người lùn nhờ fMRI. Những bản đồ chi tiết về tác động của não bộ lên các phần của cơ thể như ngón tay, ngón chân, cánh tay, hai chân – chỉ ra rằng khi có nhiều dòng máu lưu thông đến đầu ngón tay thì mọi người sẽ dễ nhận thấy sinh khí (sức sống) trên ngón tay hơn.

Đề xuất này cho rằng luồng máu tác động đến những vùng chức năng của não và thông tin về dòng lưu chuyển của máu có thể tiên đoán phạm vi hoạt động của não bộ. Kết quả thu được không làm suy yếu những ưu tiên trong nghiên cứu, nhưng thêm vào đó, cung cấp những cách hiểu sáng tỏ hơn và khiến cho máy quét cộng hưởng từ trở nên một công cụ hữu ích hơn trước.

Các luồng máu ảnh hưởng đến hoạt động của não như thế nào?

Máu chứa đựng những nhân tố khuếch tán mà chúng thoát ra khỏi ống dẫn truyền (mạch máu) ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh & việc thay đổi lưu lượng máu có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của những nhân tố này. Ngoài ra, các neuron và các tế bào thần kinh đệm (tế bào thần kinh giao) có thể tác động trở lại lên công năng của thuốc trong việc mở rộng và thu hẹp mạch máu. Thêm vào đó, máu ảnh hưởng đến nhiệt độ các mô não và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh.

Theo tri thức của Moore, giả thuyết Hemo-Neural đề xuất một cách hoàn toàn mới khi xem xét não bộ. “Không ai từng hình dung về các luồng máu tham gia trong các mô hình xử lý thông tin của não bộ”, Moore nói. Trường hợp ngoại lệ duy nhất, hiền triết Aristotle đã từng suy nghĩ về hệ thống tuần hoàn có vai trò quan trọng đối với suy nghĩ và xúc cảm của con người. Có lẽ những người Hy Lạp cổ đại đã tìm hiểu về điều này.

Nghiên cứu này được cấp vốn bởi Thomas F. Peterson, Qũy Mitsui và Viện nghiên cữu não bộ McGonvern thuộc MIT.

© Nam Hy Hoàng Phong - Email: eduvietnam@yahoo.de. Dịch từ bài Blood may help us think, Cathryn M. Delude, McGovern Institute - October 16, 2007, MIT News.

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video