Máu nhân tạo - niềm hi vọng của loài người

Mỗi năm ngành y tế thế giới thiếu hụt hơn 50 triệu lít máu dùng cho nhu cầu cứu người. Vậy mà các điều kiện hiến máu ngày càng ngặt nghèo hơn do yêu cầu đạo đức và vệ sinh. Nguồn máu hiến ít ỏi khiến người ta phải nghĩ đến giải pháp “chuyển đổi” máu hoặc làm máu nhân tạo.

Cả hai kỹ thuật này đều đang ở quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IV (thử nghiệm trên người tình nguyện trước khi đưa ra thị trường). Các nhà nghiên cứu đang làm việc cật lực để hoàn thiện giải pháp công nghiệp sản xuất máu cho con người. 

Phân tách gen của vi khuẩn Elizabethkingia trong phòng thí nghiệm của Đại học Aix-Marseille I (Ảnh: V.T.D)

Điều chỉnh thành máu O

Trong kỹ thuật chuyển đổi máu, một nhóm nhà sinh học quốc tế (Mỹ, Pháp và Đan Mạch) đã định dạng được hai họ enzyme do các vi khuẩn Elizabethkingia và Chryseobacterium meningosepticum tạo ra. Các enzyme trên sẽ giúp chuyển đổi hồng cầu của máu các nhóm A, B và AB thành loại hồng cầu của máu O thích ứng cho mọi người nhận. Hiện các nhóm nghiên cứu của Công ty sinh học ZymeQuest (Mỹ), của phòng thí nghiệm cấu trúc và chức năng vi tế bào sinh học (Đại học Aix-Marseille I & II, Pháp) và của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đang phối hợp ráo riết cho kỹ thuật trên.

Khả năng chuyển đổi máu các nhóm thông thường thành “máu hiếm” chắc chắn sẽ tạo một cuộc cách mạng trong việc truyền máu cũng như tích trữ máu. Nó cũng sẽ giúp giảm nguy cơ sai lầm gây hậu quả chết người khi truyền nhầm nhóm máu và cũng sẽ tạo ra một bước đột phá dữ dội trong việc điều trị cứu người. 

Ảnh trái: Từ trái sang: Tế bào gốc nuôi trong dung dịch dinh dưỡng (ống 1), sau mười ngày nó có màu đỏ thẫm hơn (ống 2) và trong ống thành phẩm cuối cùng có chứa hàng triệu hồng cầu (ống 3). Ảnh chụp trong phòng thí nghiệm của GS Luc Douay.
Ảnh phải: Trong phòng thí nghiệm các sản phẩm huyết học của Viện Máu Pháp tại Lille. Các bịch máu tiếp nhận từ người hiến máu sẽ được lọc, đóng gói và lưu trữ theo các loại sản phẩm khác nhau như hồng cầu, tiểu cầu, huyết thanh (Ảnh: V.T.D)

Sản xuất máu từ tế bào gốc

Thật ra kỹ thuật thứ hai mới đầy hứa hẹn hơn cả: sản xuất máu từ tế bào gốc của con người. Các tế bào gốc tạo huyết (hématopo ..étique), loại tiền thân của hồng cầu, có rất nhiều trong cuống rốn trẻ sơ sinh. Luc Douay, trưởng phòng thí nghiệm huyết học Bệnh viện Armand-Trousseau tại Paris (Pháp), đã đạt thành công trong việc chuyển đổi các tế bào gốc trên thành hồng cầu cho người. Thậm chí ông đã tạo ra được 200.000 hồng cầu từ một tế bào gốc duy nhất.

Vị giáo sư Pháp tự tin: “Trong thời gian rất ngắn sắp tới, ta có thể sản xuất được thứ máu “toàn cầu” phù hợp cho mọi người, bất kể thuộc nhóm máu nào”. Vấn đề duy nhất hiện nay với ông chỉ là chuyện đạo đức. Cuống rốn là thành phần thuộc con người và ở nhiều quốc gia không thể sử dụng nó như một loại nguyên liệu đơn thuần!

Theo Tuổi trẻ online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video