Mẹ ăn vặt gây tổn hại sức khỏe lâu dài cho con

Thức ăn vặt có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Một số công trình nghiên cứu trên động vật cho thấy khẩu phần ăn nghèo nàn khi đang mang thai hoặc cho con bú có thể gây tổn hại sức khỏe lâu dài lên đứa bé.

Lứa con non của những con chuột được cho ăn thực phẩm giàu chất béo đã qua xử lý có lượng chất béo cao trong máu và xung quanh các cơ quan chính thậm chí ngay cả khi đã trưởng thành. Những con vật này có nguy cơ tiểu đường cao hơn cho dù chúng ăn uống khỏe mạnh.

Các công trình của cùng nhóm nghiên cứu cũng cho thấy khi chuột mẹ được cho ăn vặt trong thời gian mang thai và cho bú, chuột con cũng thèm thuồng món ăn vặt tương tự. Tuy nhiên, họ cho rằng ngay cả khi chúng từ bỏ chế độ ăn này, sức khỏe chúng đã bị tổn hại.

Tiến sĩ Stephanie Bayol - một trong những nghiên cứu viên - cho biết: “Dường như khẩu phần của mẹ khi mang thai và cho bú rất quan trọng với sức khỏe lâu dài của trẻ. Chúng ta luôn nói ‘Ăn thế nào thì người thế đó’ nhưng thực chất cũng đúng khi nói ‘Mẹ ăn thế nào thì con thế đó.”

Mối lo lắng đặc biệt là chất béo tập trung xung quanh các cơ quan chính, tức dấu hiệu của sự phát triển tiểu đường loại II. Chuột mẹ không khỏe mạnh thì chuột con dễ mắc bệnh hơn.

Thức ăn vặt của mẹ trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài cho trẻ.

Tuy nhiên, có những khác biệt thú vị giữa hai giới. Con đực có mẹ không khỏe mạnh thường có lượng insulin cao và đường trong máu bình thường, trong khi ở con cái xảy ra điều ngược lại và con cái cũng béo hơn.

Theo giáo sư Neil Stickland, không có lý do nào khiến những quy tắc trên lại không thể áp dụng với con người. “Con người có chung một số hệ thống sinh học cơ bản với chuột, vì vậy có lý do chính đáng để giả định rằng những ảnh hưởng chúng ta thấy được ở chuột có thể lặp lại ở người.”

Ông cho biết các công trình nghiên cứu trên người đã phát hiện các mối liên hệ giữa trọng lượng bố mẹ và trọng lượng con cái.

Ảnh hưởng đầu đời

Tiến sĩ Pat Goodwin thuộc Wellcome Trust cho biết, công trình hỗ trợ cho các bằng chứng ngày càng nhiều chứng tỏ nhiều yếu tố rủi ro khác nhau khiến một người bị béo phì.

Bà nói: “Giai đoạn mang thai có thể là thời gian khó khăn đối với nhiều bà mẹ, nhưng điều quan trọng là họ ý thức được những gì họ ăn có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.”

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Simon Langley-Evans - nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại ĐH Nottingham - thì công trình này không chứng minh rằng khẩu phần của mẹ có thể ảnh hưởng lên sức khỏe con ngoài tác động lên khẩu vị và sự thèm ăn.

Ông cho biết “Tôi không bị thuyết phục bởi những gì họ đưa ra – tất cả những thứ bạn thấy có thể là kết quả của béo phì do thèm ăn. Những gì nó thực sự mang lại đó là sự ảnh hưởng từ rất sớm của bà mẹ có thể vô cùng quan trọng.”

Tiến sĩ Iain Frame, tổ chức từ thiện Diabetes UK, không đồng tình với những kết luận chắc chắn từ nghiên cứu động vật. Tuy nhiên, ông nói: “Công trình này càng khẳng định thêm một tranh luận trước đó là trẻ em có mẹ ăn uống thiếu chất trong thời gian mang thai có khả năng bị mắc tiểu đường và bệnh tim trong cuộc sống sau này cao hơn.”

Tuệ Minh (Theo BBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video