Mồ hôi cho biết về bệnh tật

Nếu mồ hôi ra nhiều kèm theo tim đập mạnh, ăn nhiều, hưng phấn, dễ cáu giận, mất ngủ, lồi mắt thì có thể bạn mắc bệnh cường năng giáp trạng, còn gọi là basedow.

Toàn bộ tuyến mồ hôi của cơ thể mỗi ngày có thể tiết ra 500-700 ml dịch, tùy thuộc vào thời tiết, trạng thái hoạt động hay nghỉ ngơi... Trong mồ hôi có 98-99% là nước, còn lại là urat, axit lactic, muối vô cơ...

Mồ hôi có liên quan chặt chẽ đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Thông qua mồ hôi, bạn có thể đoán được bệnh của mình để sớm có cách điều trị đúng hướng.

Không có mồ hôi

Là hiện tượng tuyến mồ hôi tiết ra ít hoặc cơ thể không sinh ra mồ hôi. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh như vảy cá, khô da, xơ cứng bì... hoặc dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm).

Mồ hôi trộm

Là hiện tượng mồ hôi ra lúc ngủ say, sau khi tỉnh dậy có cảm giác không ra nữa. Đông y cho rằng hiện tượng này thường do âm hư, thường gặp trong các bệnh như lao hạch (người yếu, mệt mỏi, kém ăn, hay sốt về chiều, đau ngực, kinh nguyệt không đều, da xanh thiếu máu...). Mồ hôi trộm xuất hiện chủ yếu do thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức do tác dụng của độc tố trực khuẩn lao.

Ngoài ra, mồ hôi trộm còn gặp trên những bệnh nhân sau mổ, phụ nữ sau nạo thai do mất máu, cơ thể hư suy và công năng thần kinh thực vật nhất thời bị rối loạn.

Tự ra mồ hôi

Tuyến mồ hôi trong da.
(Ảnh: SK & ĐS)

Tự ra mồ hôi là hiện tượng thường xuyên ra mồ hôi, sau khi hoạt động lại càng ra nhiều, thường là do mỏi mệt, ốm yếu, sợ lạnh. Đông y cho là do khí hư gây nên. Người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau bệnh nặng, thể chất suy nhược cực độ thường tự ra mồ hôi trong trạng thái yên tĩnh.

Mồ hôi ra nhiều

Mồ hôi ra nhiều do sốt rét, sốt cao, hôn mê..., phần lớn do các chứng bệnh sốt cấp tính gây nên.

Mồ hôi ra nhiều do hạ đường huyết thường có triệu chứng chóng mặt, suy nhược đói lả; trong bệnh thương hàn thường có biểu hiện sốt, lờ đờ, li bì, chán ăn, bụng trướng, lách to, mạch chậm, phát ban...

Sau khi uống một số thuốc, nếu bỗng nhiên ra mồ hôi thì có thể do tác dụng của thuốc. Tiếp xúc hoặc uống một số thuốc độc như lân hữu cơ, chì, thạch tín... đều có thể gây ra mồ hôi nhiều do trúng độc.

Người béo phì ít vận động khi hơi vận động một chút là ra mồ hôi nhiều, lúc này thể chất đã bị suy nhược. Một số người trẻ hay ra mồ hôi là do công năng thần kinh thực vật còn chưa hoàn chỉnh, mất điều hòa gây nên.

Thoát mồ hôi

Là hiện tượng mồ hôi vã ra như tắm, có thể thấy về mùa hè do nội nhiệt quá thịnh hoặc do uống quá liều loại thuốc cho ra mồ hôi. Những trường hợp này cần được bổ sung nước và muối khoáng ngay để tránh mất nước. Người bị thoát mồ hôi nặng, mồ hôi vã ra không ngừng gọi là “tuyệt hãn” - mồ hôi chết, cần được theo dõi chặt chẽ để xử trí kịp thời.

Mồ hôi lạnh

Có thể thấy ở những bệnh nhân tâm lực suy kiệt cấp tính, nhồi máu cơ tim, ngất xỉu... Khi ra mồ hôi lạnh, người bệnh thường có mạch nhỏ yếu, sắc mặt trắng bệch. Nếu lúc này thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích thì chân tay sẽ lạnh toát.

Mồ hôi trán

Là hiện tượng trán ra mồ hôi đơn thuần, nếu không kèm theo triệu chứng gì thì là bình thường. Nếu là người bị bệnh nặng, mồ hôi trán vã ra không ngừng biểu hiện bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác.

Đột nhiên xuất hiện một bên trán ra mồ hôi thường là biểu hiện xơ vữa động mạch, hoặc khoang lồng ngực bị phù do u kích thích thần kinh giao cảm.

Mồ hôi ngực

Là mồ hôi ra nhiều ở hai bên vú, còn các bộ phận khác ít hoặc không có. Mồ hôi ngực ra nhiều là do lo âu suy nghĩ, kinh hãi, hoảng sợ quá mức ảnh hưởng đến tim, lá lách, dẫn đến tim không làm chủ được huyết, tỳ. Mồ hôi ngực cũng có thể thấy ở những người có chức năng tim phổi khác thường.

Mồ hôi tay

Thường do tỳ vị hư nhiệt, thể chất hao tổn gây ra hoặc do gặp phải việc quá căng thẳng.

Mồ hôi ra lệch

Là hiện tượng mồ hôi ra nửa thân bên trái hoặc phải, trên hoặc dưới. Đông y cho phần nhiều là do khí huyết hư lệch, kinh lạc bị tắc trệ gây nên. Hiện tượng này là điềm báo trước của trúng phong.

Mồ hôi vàng

Là mồ hôi có màu vàng, sau đó người lạnh ướt như tắm. Đó là do thấp tà đã nhập vào bên trong, hoặc hàn thấp tích ở mặt ngoài cơ thể. Mồ hôi tiết ra thất thường, chất urat trong mồ hôi tăng nhiều có thể làm cho mồ hôi có màu vàng. Mồ hôi vàng có kèm theo mùi tanh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan.

Mồ hôi hôi

Nếu mồ hôi có mùi khai, trên da có chất kết tinh thì là triệu chứng của nhiễm độc urat.

Mồ hôi thơm

Mồ hôi có mùi thơm thường thấy ở người bị đái tháo đường khi có nhiễm độc axeton.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video