Món "nước dừa" lạ lẫm chảy ra từ thân cây bạch dương, thức uống được ưa chuộng ở Phần Lan

Là loài cây nổi tiếng ở trời Âu, bạch dương mang nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca và những bức họa. Bạch dương rất quen thuộc với cuộc sống của người dân phương Tây. Thậm chí chúng còn được coi là biểu tượng của nước Nga. Thế nhưng bạn có biết loài cây này có thể ăn được hầu hết các bộ phận không? Đặc biệt phần thân cây còn chứa đựng một thứ rất kỳ diệu - được gọi là "nước cốt bạch dương".

Chủ nhân kênh TikTok Thúy Jyri Family - một bà mẹ người Việt nổi tiếng sống ở Phần Lan mới đây đã xác nhận sự tồn tại của "nước cốt bạch dương". Nó hoàn toàn có thật và được người dân Phần Lan tin rằng tốt cho sức khỏe.

Chị Thúy đã cùng chồng con trải nghiệm một chuyến đi chơi trong rừng bạch dương. Và lần đầu tiên trong đời chị được nếm hương vị lạ lẫm chảy từ thân cây ra.


Đầu tiên là khoan 1 lỗ nhỏ trên thân cây bạch dương...


Sau đó cắm ống vào đợi nước chảy ra từ từ

Nước cốt bạch dương - món quà "kỳ diệu" của thiên nhiên

Bà mẹ người Việt chia sẻ trên video rằng nước cốt bạch dương thực ra chính là nhựa cây. Nó được người Phần Lan ưa chuộng nên cứ đến tháng 4 khi tuyết dần tan là mọi người sẽ kéo nhau đi vào rừng bạch dương lấy nhựa. Khoảng 30 phút là thu được gần đầy chai nửa lít, đủ cho gia đình 3 người uống thoải mái.


Những thân cây bạch dương già cỗi nhưng chứa đầy thứ nước thơm mát

Vô số thành viên mạng cảm thấy tò mò hỏi chị Thúy làm thế nào thu được dung dịch ấy. Cứ tưởng nó sẽ cầu kỳ và bí mật, nhưng sự thật thì cách thu hoạch đơn giản đến bất ngờ! Cả quá trình thu nước cốt bạch dương được chị Thúy quay video khá chi tiết.

Chồng chị trực tiếp lấy nước cốt chỉ bằng vài dụng cụ quen thuộc. Dùng máy khoan đục 1 lỗ nhỏ trên thân cây, sau đó cắm ống dẫn để nước chảy ra chai nhựa. Không cần thanh lọc lại mà có thể uống trực tiếp luôn.

Được tích tụ lâu năm trong những cây bạch dương cao vút, trầm mình qua mùa tuyết lạnh, đến khi xuân sang nhựa bạch dương chảy ra thành thứ nước trong lành ngọt mát.

Nước cốt bạch dương có màu trắng hơi đục giống nước dừa. Chị Thúy mô tả hương vị của nó "ngọt thanh hơn nước lọc". Ai cũng ước ao được trải nghiệm một lần, nhưng chị Thúy tiết lộ thêm một điều khá quan trọng. Đó là không phải cứ thấy cây bạch dương thì được phép tự khoan lấy nước!

Theo quy định nơi chị Thúy đang sống tại Phần Lan, chỉ được lấy nhựa cây thuộc sở hữu của mình hoặc cây do chủ khác cho phép thì mới được thu hoạch. Bạn không thể lấy bừa theo ý thích, kể cả cây bạch dương mọc trong rừng!

Bí mật bất ngờ bên trong từng giọt nhựa


Nước cốt bạch dương có vô số lợi ích trong cuộc sống

Theo thông tin trên trang Healthline, nước cốt bạch dương phổ biến ở Bắc Âu từ nhiều thế kỷ trước. Trong lịch sử các thủy thủ còn uống loại nước này để phòng bệnh "còi". Thời cổ đại, bạch dương được biết đến với cái tên "Cây vũ trụ". Người Bắc Âu coi nó là biểu tượng của sự thanh lọc tinh thần, là "cánh cửa" dẫn đến nhà của các vị thần. Ngày nay bạch dương có vai trò quan trọng trong đời sống và phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nước cốt bạch dương chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhựa bạch dương rất giàu khoáng chất như magie, mangan, kẽm, canxi. Ngoài ra còn có phốt pho, kali, axit folic, vitamin C và đồng. Nước bạch dương cũng cung cấp một lượng nhỏ axit amin và một lượng lớn chất chống oxy hóa.

Tóm lại là uống loại nước này sẽ có lợi cho sức khỏe, cải thiện da và tóc. Thế nên nó còn là nguyên liệu dùng cho mỹ phẩm làm đẹp. Đối với người dân Phần Lan, đây là một món quà tuyệt vời đến từ thiên nhiên.

Cập nhật: 03/05/2022 Theo nhipsongviet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video