Mùi thối từng thống trị trái đất

Nếu đứng trên trái đất vài triệu năm trước, có lẽ bạn sẽ không thể sống nổi, bởi khi đó địa cầu là một hành tinh thối.


Hiện tượng dị dưỡng của vi sinh vật khiến trái đất
bốc mùi thối cách đây vài triệu năm. (Ảnh: Livescience)

Martin Brasier, một giáo sư bộ môn khoa học trái đất của Đại học Oxford tại Anh, cùng các cộng sự tìm hiểu các quá trình sinh hóa trên trái đất từ 1,9 triệu năm trước. Bằng cách phân tích các hóa thạch của một chủng vi khuẩn, họ nhận thấy nhiều vi khuẩn yếm khí ăn các loại vi khuẩn khác - một hành vi mà giới sinh học gọi là "dị dưỡng", Livescience đưa tin.

Những vi sinh vật dị dưỡng không thể tự tạo ra dưỡng chất nên chúng phải ăn vi sinh vật khác để lấy dưỡng chất. Ngược lại, sinh vật tự dưỡng (cây cối) có khả năng tự tổng hợp thức ăn từ ánh sáng mặt trời hoặc những chất vô cơ.

Nhóm nghiên cứu dự đoán vi sinh vật bắt đầu thôn tính lẫn nhau từ khoảng 3,5 triệu năm trước. Trong môi trường yếm khí (không có khí oxy), vi khuẩn dị dưỡng sử dụng khí sulfate và các hợp chất sulfur oxy hóa khác trong quá trình trao đổi chất và tạo ra khí hydrogen sulfide (H2S), hóa chất có mùi như trứng ung.

Một nghiên cứu trong năm 2007 cho thấy rất có thể màu tím bao phủ địa cầu từ vài triệu năm trước do vi khuẩn thời đó phát ra ánh màu tím.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video