Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần "khắc cốt ghi tâm" những điều này

Cơ thể khỏe hay không nhờ vào ngũ tạng. Giáo sư Lý Tế Nhân chia sẻ phương pháp chăm sóc tim, gan, phổi, lá lách, thận đơn giản, hãy biến chúng thành thói quen tốt mỗi ngày của bạn.

Giáo sư Lý Tế Nhân năm nay đã 80 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của một "quốc y đại sư" Trung Quốc là khám chữa bệnh khi vẫn còn có thể làm việc. Cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình cho cộng đồng.

Trong khuôn khổ bài viết này, giáo sư Nhân tiết lộ "nguyên tắc vàng" quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc 5 cơ quan nội tạng. Chỉ khi bạn đảm bảo rằng tim, gan, phổi, lá lách, thận khỏe thì mới có thể sống thọ.

Việc tập thể dục dưỡng sinh trên thực tế không có gì khó, nhưng nhiều người đã quan trọng hóa vấn đề, cho rằng bản thân không có đủ điều kiện để thực hiện. Điều đơn giản bạn cần đó là sự kiên trì, chỉ vậy thôi.


Giáo sư Lý Tế Nhân có một sức khỏe tốt hơn người thường, nhờ cách chăm sóc ngũ tạng mà chính bạn cũng có thể thực hiện dễ dàng.

Theo chia sẻ của giáo sư Nhân, ông khỏe mạnh không chỉ dựa vào tập thể dục, mà ông còn quan tâm đến sức khỏe tâm sinh lý, ăn uống, công việc, ngủ nghỉ. Trong đó, việc chăm sóc ngũ tạng được xem là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt quan trọng đối với ông. Phương pháp cụ thể như sau:

1. Cách dưỡng tim

Mỗi đêm trước khi đi ngủ nên dành ít phút bấm huyệt Lao cung trên bàn tay và huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân. Việc này làm cho tim và thận có thể kết nối với nhau, có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, rất cần thiết cho việc dưỡng tim.


Huyệt Lao cung.


Huyệt Dũng tuyền.

Bên cạnh đó, cách dưỡng tim tốt nhất chính là dưỡng thần, thần kinh có cân bằng hay không quyết định việc bạn có giữ được hòa khí thanh thản hay không. Đừng quá vui cũng đừng làm cho mình rơi vào trạng thái quá buồn. Thường xuyên giữ trạng thái lạc quan, đừng hơn thua quá lâu sẽ gây hại cho tim.

Hãy nhớ và coi trọng giấc ngủ trưa. Tim là cơ quan nội tạng hoạt động mạnh nhất vào buổi trưa. Đây cũng là thời khắc giao hòa giữa âm và dương, nếu nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giữ nguyên được tâm khí, điều hòa tim mạch tốt nhất.

Nên bổ sung những loại đồ uống tốt cho tim như các loại sâm, thảo mộc pha trà uống, ăn thêm các món như nhãn, hạt sen, hoa bách hợp, mộc nhĩ... có tác dụng tốt cho tim và nuôi dưỡng tim khỏe mạnh mỗi ngày.

2. Cách dưỡng gan


Hãy nhớ lên lịch làm việc vừa phải, trong sức của mình, kể cả việc rèn luyện thể lực cũng không nên quá sức.

Làm việc quá sức, mệt mỏi lao lực chính là cách làm cho gan tổn hại nhiều nhất. Vì vậy, hãy nhớ lên lịch làm việc vừa phải, trong sức của mình, kể cả việc rèn luyện thể lực cũng không nên quá sức. Cần lắng nghe cơ thể để điều chỉnh kịp thời.

Cổ nhân có câu nói nổi tiếng, con người ta khi nằm thì máu mới về với gan. Điều này đơn giản là khuyên bạn hãy đi ngủ đúng giờ, chỉ khi bạn có một giấc ngủ tốt và đều đặn thì gan mới được chăm sóc đúng cách.

Chế độ ăn uống tốt nhất để chăm sóc gan chính là ăn thanh nhạt, hạn chế hoặc không ăn thực phẩm cay, nhiều mỡ. Những loại thực phẩm này nếu ăn quá độ sẽ làm gan mất khí, tổn thương ngày càng trầm trọng.

3. Cách dưỡng phổi


Cách thở này rất tốt cho việc dưỡng phổi, và nên làm đều đặn, đúng cách.

Mỗi buổi sáng thức dậy, hãy dành ít phút để tập hít thở thật sâu, hơi thở càng sâu càng chậm càng hiệu quả. Mỗi một hơi thở ra hít vào tối thiểu kéo dài khoảng 6 giây. Cách thở này rất tốt cho việc dưỡng phổi, và nên làm đều đặn, đúng cách.

Hãy học cách nín thở để làm tăng công năng của phổi, mỗi ngày đều nên tranh thủ làm việc này. Đầu tiên là bạn hít thở, sau đó nín thở, rồi giữ nguyên hiện trạng (gần như không thở), càng giữ lâu càng tốt, cho đến mức không chịu đựng được thì thở nhẹ ra. Nên lặp lại động tác thở này 18 lần.

Nên ăn thêm các loại rau củ trái cây tốt cho phổi, ví dụ như ngô, các loại dưa trái, cà chua, lê...

4. Cách dưỡng lá lách

Bạn nên tập một số bài tập hàng ngày hoặc mát xa bấm huyệt để điều hòa "khí", tăng cường khả năng hoạt động của lá lách.

Ví dụ, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy nên xoa bụng khoảng 36 lần bằng cách nằm ngửa, lấy rốn làm trung tâm, dùng bàn tay xoa đều theo kim đồng hồ 36 vòng, làm ngược lại 36 vòng nữa.

Dùng tay vỗ hoặc mát xa huyệt chiên trung 120 lần và huyệt đan điền dưới vùng rốn 100 cái.


Bạn nên tập một số bài tập hàng ngày hoặc mát xa bấm huyệt để điều hòa "khí".


Dùng tay vỗ hoặc mát xa huyệt chiên trung 120 lần.


Dùng tay vỗ hoặc mát xa huyệt đan điền dưới vùng rốn 100 cái.

Tì vị chính là nguồn gốc của khí huyết sản sinh và di chuyển, cũng là gốc của sự sống, vì vậy việc chăm sóc lá lách thì cần kết hợp với chăm sóc dạ dày.

Trong chế độ ăn uống nên chú ý một nguyên tắc là chỉ nên ăn no khoảng 70% nhu cầu. Cố gắng giảm ăn một chút, hơi đói một chút sẽ có lợi cho tì vị, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, một số thực phẩm đơn giản tốt cho tì vị như táo, khoai lang thì nên ăn nhiều hơn một chút. Ngoài ra, nên tăng cường ăn rau thơm, rong biển, bí các loại để củng cố tốt hơn các thành phần có lợi cho tì vị.

5. Cách dưỡng thận

Thường xuyên mát xa huyệt đan điền, huyệt quan nguyên, đồng thời bấm thêm huyệt mệnh môn, huyệt yếu dương quan có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.

Nên ăn bổ sung quả óc chó, kỷ tử, đậu đen, hạt vừng, các loại thực phẩm màu đen có thể bảo vệ thận một cách tối ưu.

Giáo sư Nhân cho biết, điều quan trọng nhất của việc dưỡng sinh chính là sự kiên trì, tạo cho mình thói quen, lâu dần bạn sẽ thực hiện nó một cách vô thức, không vất vả hay khó khăn gì nữa.

Điều tiếp theo là nên tìm hiểu thể trạng của bản thân, từ đó làm theo khả năng của mình, lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngày này qua ngày khác bạn đều thực hiện công thức dưỡng sinh này, nó sẽ trở thành bình thường như chính hơi thở của bạn vậy.


Huyệt mệnh môn và yêu dương quan nằm ở sống lưng dưới, đây là 2 điểm quan trọng nhất để chăm sóc thận.


Giáo sư Lý Tế Nhân dù ở ngưỡng 80 tuổi nhưng ông vẫn liên tục làm việc ổn định nhờ cách chăm sóc ngũ tạng hiệu quả mỗi ngày.

Cập nhật: 05/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video