Mỹ cảnh báo loại ma túy "xác sống khiến da thối rữa

Ma túy xác sống (xylazine) là gì?

Mỹ cảnh báo loại ma túy mới đáng lo ngại, có tên xylazine, nguy cơ gây thối rữa da người dùng.

Trong vài tuần, Tracey McCann, ở Philadelphia, kinh hoàng chứng kiến vết chích ma túy cứng lại thành lớp vảy màu đen, sần sùi, gây đau đớn.

"Tôi thức dậy buổi sáng và khóc vì cánh tay của mình như sắp chết", người phụ nữ 39 tuổi, nói hôm 20/2.

Phần tay bị tổn thương của McCann bốc mùi, rỉ nước, ngứa ngáy và bỏng rát. Cuối cùng, cô phải đến phòng khám để các bác sĩ cắt bỏ vết loét và kê đơn mỡ kháng sinh. Sau vài tháng, McCann giảm từ 68 kg xuống còn 40kg.

Đây là hậu quả của việc chích xylazine thời gian dài. Trong khu dân cư của McCann, xylazine len lỏi khắp ngóc ngách, còn được gọi là ma túy xác sống.

Xylazine vốn là thuốc an thần, giúp giãn cơ và giảm đau, thường được bác sĩ thú y sử dụng cho động vật, gia súc như ngựa, bò. Xylazine được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận sử dụng trong thú y, song không được coi là loại thuốc liên bang kiểm soát. Thuốc cũng chưa được phê duyệt cho con người, vì vậy nó tồn tại trong vùng xám của pháp luật.

FDA đang thực hiện cuộc điều tra để làm rõ nguồn gốc của xylazine trong những ca nhập viện là do sản xuất bất hợp phát hay lấy từ nguồn cung cấp thuốc thú y.


Tình nguyện viên làm sạch vết thương của người nghiện xylazine, ngày 10/1. (Ảnh: Philadelphia Inquirer)

Kể từ năm 2012, thuốc trở thành sản phẩm thay thế cho heroin, được tìm thấy trong fentanyl và cocaine. Fentanyl dùng chung với xylazine có thể kéo dài tác dụng của thuốc. Người dùng trải nghiệm cảm giác hưng phấn, nửa tỉnh nửa mê. Tuy nhiên, khi chích bằng kim tiêm, thuốc có thể tạo ra những vết thương thô, nổi lên trên da người dùng, đóng vảy theo thời gian. Nếu không được điều trị, nó sẽ thối rữa, hoại tử, khiến người dùng phải cắt cụt chi.

Bác sĩ bối rối trước các vết thương xylazine gây ra, mức độ nghiêm trọng tương đương với bỏng hóa chất. Vết thối rữa thậm chí xuất hiện tại những vị trí không tiêm chích như cẳng chân và cẳng tay.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phòng chống Thương tích năm 2021, số lần loại thuốc này bị phát hiện khi thực hiện khám nghiệm tử thi đã tăng đột biến trong thập kỷ qua. Các chuyên gia cho rằng những trường hợp tử vong do dùng quá liều xylazine có thể được báo cáo không đầy đủ vì các phòng thí nghiệm không phải lúc nào cũng kiểm tra chất này. Họ kêu gọi chính quyền tăng cường giám sát việc lạm dụng xylazine ở Mỹ cũng như các hậu quả sức khỏe của nó.

Philadelphia được coi là điểm khởi đầu của loại ma túy này. Cơ quan chức năng ghi nhận thêm các trường hợp nhỏ ở phía tây. Các ca tử vong do dùng thuốc quá liều được báo cáo ở San Francisco và Los Angeles.

"Chúng ta đang ở trong cuộc khủng hoảng quá liều ma túy tồi tệ nhất lịch sử, cả về quy mô quốc gia lẫn địa phương", tiến sĩ Gary Tsai, giám đốc Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Lạm dụng Chất gây nghiện, Sở Y tế Công cộng Los Angeles, cho biết.

Theo tiến sĩ Ponni Arunkumar, giám đốc kiểm tra y tế tại Hạt Cook ở Philadelphia, xylazine đáng lo ngại bởi nó không phải thuốc giảm đau loại opioid. Một số loại thuốc giải độc như naloxone không thể đảo ngược được tác dụng của xylazine. Các con nghiện tuyệt vọng sẽ cố sử dụng liều naloxone thứ hai hoặc thứ ba, nhưng quá liều naloxone có thể khiến người dùng nôn mửa, quằn quại.

Cai nghiện xylazine vô cùng khắc nghiệt. Người bệnh bị đau nửa đầu, hoa mắt, buồn nôn, tên ngón tay, ngón chân, đổ mồ hôi và lo âu.

Cập nhật: 23/02/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video