Mỹ công bố hình ảnh "UFO" 1.800 năm trước "trỗi dậy từ ngôi mộ vũ trụ"

Tàn dư 1.800 năm sau của vật thể vũ trụ từng được các nhà thiên văn cổ đại Trung Quốc gọi là "ngôi sao khách" đã được các nhà khoa học Mỹ ghi lại trong ánh sáng màu đỏ máu ma quái.

Theo Live Science, các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm NOIRLab của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ vừa ra mắt công chúng hình ảnh ngoạn mục của SN 185, một "bóng ma" màu đỏ máu đáng sợ và kỳ ảo hiện ra trên vùng trời giữa chòm sao Viên Quy và Bán Nhân Mã.

SN 185 không phải một vật thể mới, mà là thứ đã từng thắp sáng bầu trời Trái đất 1.800 năm trước, được các nhà khoa học Mỹ mô tả là "trỗi dậy từ ngôi mộ vũ trụ".


"Ngôi sao" từ cõi chết người Trung Quốc quan sát năm xưa nay chỉ còn một bóng ma đỏ mờ ảo, bí ẩn - (Ảnh: NOIRLab).

Nó là một trong những vật thể được giới khoa học quan tâm lâu nhất trên thế giới. Vào năm 185 sau Công Nguyên, lịch sử Trung Quốc đã ghi lại sự xuất hiện đột ngột của một vật thể lạ sáng như sao ở một nơi mới trước đó không có ngôi sao nào, làm bừng sáng bầu trời đêm Trái đất rồi từ từ mờ đi trong vòng 1 năm trước khi biết mất hoàn toàn.

Họ gọi đó là "ngôi sao khách".

Nhưng các nhà thiên văn hiện đại xác nhận đó chính là siêu tân tinh đầu tiên được nhân loại ghi chép lại. Nó đúng là một ngôi sao, nhưng là một ngôi sao đã tiến đến đến thời điểm tử thần, phát nổ ở nơi cách Trái đất 8.000 năm ánh sáng.

Những gì còn lại của siêu tân tinh hiện rất loãng và mờ nhạt. Để chụp được nó, các nhà khoa học đã sử dụng Máy ảnh năng lượng tối gắn trên kính viễn vọng của NOIRLab đặt tại Chile, đối chiếu với các dòng lịch sử về SN 185, sau đó phóng to hình ảnh lên rất nhiều để công chúng có thể được chiêm ngưỡng.

SN 185 cũng được xác định là một siêu tân tinh loại Ia hiếm gặp, một trong những siêu tân tinh sáng nhất vũ trụ và bùng nổ nhanh hơn nhiều so với loại II thường gặp. Nó xảy ra với một ngôi sao đã chết hai lần: Lần thứ nhất thành sao lùn trắng, sau đó sao lùn trắng tiếp tục nuốt vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho đến khi lõi của nó có khối lượng tới hạn, gây ra một vụ nổ hạt nhân cực mạnh.

Cập nhật: 09/03/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video