Não loài mèo đang teo nhỏ và đó là lỗi của con người

Loài mèo đã được thuần hóa lần đầu tiên vào khoảng năm 7500 trước Công nguyên, một nghiên cứu mới cho thấy hàng nghìn năm phụ thuộc vào con người đã khiến não mèo bị thu nhỏ.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày 26 tháng 1 trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà nghiên cứu đã so sánh số đo hộp sọ (một chỉ số về kích thước não) của mèo nhà hiện đại với tổ tiên hoang dã gần nhất của chúng là mèo rừng châu Phi (Felis lybica) và cả với mèo rừng châu Âu (Felis silvestris).

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng kích thước hộp sọ và kích thước não ở mèo thuần hóa đã teo lại đáng kể trong khoảng 10.000 năm qua so với tổ tiên hoang dã của chúng.


Mèo thuần hóa (catus) có kích thước não nhỏ hơn mèo rừng châu Phi (lybica) và châu Âu (silvestris)

Điều này không nhất thiết có nghĩa là mèo cưng của bạn kém thông minh hơn mèo rừng. Tuy nhiên, theo một giả thuyết của các nhà nghiên cứu, nó cho thấy việc thuần hóa động vật có thể đã vô tình thay đổi cách phát triển não bộ của những động vật đó.

Những thay đổi này có thể bắt đầu khi động vật vẫn còn là phôi thai và mới phát triển tế bào mào thần kinh - một loại tế bào đặc biệt chỉ có ở động vật có xương sống, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh, cùng những thứ khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Việc chọn lọc thuần hóa động vật có thể đã gây ra sự sụt giảm trong quá trình di chuyển và sinh sôi của tế bào mào thần kinh, dẫn đến giảm khả năng bị kích thích và sợ hãi. Sự sụt giảm này cũng có thể gây ra những thay đổi tương quan đối với hình thái, khả năng phản ứng với căng thẳng và kích thước não."


Kích thước hộp sọ và kích thước não ở mèo thuần hóa đã teo lại đáng kể.

Họ đã xem xét lại một số nghiên cứu cũ hơn từ những năm 1960 và 1970, so sánh kích thước sọ của mèo nhà và mèo hoang dã. Những nghiên cứu cũ hơn này ủng hộ quan điểm cho rằng mèo thuần hóa đã giảm đáng kể kích thước não trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã so sánh mèo hiện đại với mèo rừng châu Âu, loài không còn được coi là tổ tiên trực tiếp của chúng.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả muốn cập nhật bằng cách so sánh mèo nhà với mèo rừng châu Phi, loài mà nghiên cứu di truyền đã xác nhận là tổ tiên gần nhất của mèo nhà hiện đại.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nghiên cứu cũ vẫn chính xác, với mèo nhà có kích thước sọ giảm khoảng 25% so với mèo rừng châu Phi và châu Âu.


Mèo nhà có kích thước sọ giảm khoảng 25% so với mèo rừng châu Phi và châu Âu.

Tất cả những điều này cho thấy rằng việc thuần hóa đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiến hóa của mèo trong vài nghìn năm qua - một hiện tượng cũng được phát hiện ở nhiều loài động vật được thuần hóa khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Những thay đổi đối với thể tích sọ đã được ghi nhận rõ ràng trên các loài đã được thuần hóa, bao gồm cừu, thỏ, chó và nhiều loài khác".

Họ kết luận: “Hiểu được điều này không chỉ làm sáng tỏ một số thay đổi mà quá trình thuần hóa gây ra đối với động vật hoang dã, mà còn làm dấy lên lo ngại về các loài hoang dã đang bị đe dọa do lai tạo với động vật nhà.”


 Mèo nhà là một mối đe dọa lớn với mèo núi Trung Quốc.

Trong một thống kê gần đây của LiveScience, mèo nhà là một mối đe dọa lớn với mèo núi Trung Quốc. Chúng trông rất giống mèo nhà nhưng lại có đôi tai giống linh miêu, đuôi rậm và đôi mắt xanh. Phân loại mèo của nó - Felis silvestris bieti - khác biệt về mặt di truyền với mèo rừng châu Âu (Felis silvestris), nhưng một số người lo lắng rằng loài động vật hoang dã này có thể mất đặc điểm di truyền khi mèo nhà giao phối với nó, cuối cùng khiến gen của mèo núi Trung Quốc biến mất.

Cập nhật: 08/02/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video