NASA hé lộ hình ảnh đám mây khổng lồ "đang cháy" trong không gian

Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA đã chụp được khoảnh khắc rực lửa của khối khí và bụi khổng lồ trải dài hơn 500 năm ánh sáng.


Đám mây chứa hơn 10.000 khối khí và bụi từ Mặt trời.

Ánh sáng rực rỡ của "đám mây phân tử Perseus" khiến không gian bên ngoài nó trông giống như ngọn lửa, nhưng thực sự đó là "bức xạ hồng ngoại" từ bụi nhiệt. Đám mây chứa hơn 10.000 khối khí và bụi từ Mặt trời đã trở thành đề tài thu hút các nhà thiên văn trong nhiều năm.

"Các cụm sao, chẳng hạn như điểm sáng gần bên trái của hình ảnh, tạo ra rất nhiều ánh sáng hồng ngoại và chiếu sáng những đám mây xung quanh nó, giống như mặt trời chiếu sáng bầu trời nhiều mây vào lúc hoàng hôn", cơ quan vũ trụ cho biết trong một tuyên bố vào tháng 12/2019.

Theo NASA, hầu hết khí và bụi trong ảnh phát ra rất ít ánh sáng nhìn thấy được, do đó, nó chỉ được thấy rõ ​​ràng qua các đài quan sát hồng ngoại của Spitzer. Thiết bị quang kế đa năng (MIPS) của Spitzer đã chụp ảnh trong nhiệm vụ của các nhà thiên văn học, được đặt ra từ năm 2003.

Cập nhật: 30/12/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video