NASA phát hiện ngoại hành tinh thứ 5.000

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) ở Nam California hôm 21/3 thông báo bổ sung ngoại hành tinh thứ 5.000 vào cơ sở dữ liệu của NASA.

Hơn 5.000 hành tinh đã phát hiện bao gồm những hành tinh đá nhỏ giống Trái đất, hành tinh khí khổng lồ lớn gấp nhiều lần sao Mộc, và nhóm "sao Mộc nóng" có quỹ đạo gần sao chủ, theo JPL. Ngoài ra trong số đó còn có các siêu Trái đất, hành tinh đá lớn hơn Trái đất và "tiểu sao Hải Vương", phiên bản nhỏ hơn của sao Hải Vương trong hệ Mặt Trời. Cuối cùng, danh sách cũng gồm hành tinh quay quanh hai ngôi sao cùng lúc và hành tinh quay quanh xác của ngôi sao chết.


Những ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy vào đầu thập kỷ 1990.

Cơ sở dữ liệu ngoại hành tinh của NASA nằm ở Viện Công nghệ California (Caltech). Để đưa vào danh sách, hành tinh phải được xác nhận độc lập bằng hai phương pháp khác nhau và phát hiện phải được công bố trên tạp chí đã qua thẩm duyệt của hội đồng chuyên gia.

Những ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy vào đầu thập kỷ 1990. Trong khi kính viễn vọng trên mặt đất và ngoài không gian hoạt động rất hiệu quả trong việc xây dựng danh sách, Jessie Christiansen, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học trong dự án Exoplanet Archive của NASA, nhấn mạnh phần lớn ngoại hành tinh nằm ở bong bóng bao quanh hệ Mặt Trời.

"4.900 trong 5.000 ngoại hành tinh nằm cách chúng ta trong vòng vài nghìn năm ánh sáng. Nếu bạn suy ra từ bong bóng bao quanh hệ, còn nhiều hành tinh khác mà chúng ta chưa tìm thấy, con số có thể lên tới 100 - 200 tỷ", Christiansen chia sẻ.

Phát hiện đầu tiên về ngoại hành tinh được xác nhận vào năm 1992 khi nhà thiên văn học Alex Wolszczan và Dale Frail công bố bài báo trên tạp chí Nature. Họ quan sát hai ngoại hành tinh quay quanh một sao sao xung (xác sao rất đặc quay nhanh) bằng cách thay đổi nhỏ ở thời gian của các xung khi ánh sáng truyền tới Trái đất. Năm 1995, giới nghiên cứu phát hiện hành tinh đầu tiên quay quanh ngôi sao giống Mặt trời. Hành tinh đó không phù hợp với sự sống bởi đó là hành tinh khí khổng lồ siêu nóng, quay quanh ngôi sao chủ chỉ trong 4 ngày.

Các nhà thiên văn học nhận biết ngoại hành tinh bằng cách theo dõi dao động của sao chủ dưới tác động từ lực hấp dẫn của hành tinh. Hành tinh càng lớn càng dễ phát hiện hơn do tạo ra dao động lớn hơn. Để tìm kiếm thêm nhiều hành tinh cỡ Trái đất, giới nghiên cứu cần sử dụng phương pháp transit. Phương pháp này đánh giá ánh sáng của ngôi sao và tìm kiếm biến động nhỏ khi một hành tinh di chuyển ở phía trước.

Từ khi phóng vào không gian năm 2009 và cạn kiệt nhiên liệu năm 2018, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã phát hiện hơn 2.700 hành tinh, cung cấp dữ liệu khổng lồ cho các nhà khoa học.

Cập nhật: 23/03/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video