NATO là gì?

Giới thiệu về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Trong chúng ta, chắc ai cũng đã từng nghe đến cái tên NATO một lần trong đời, nhưng liệu bạn có biết NATO là gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về NATO, mời các bạn cùng tham khảo.

NATO là gì?

NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.


Logo của NATO.

Khái quát chung về NATO

Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX.

Hiệp ước quy định: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng NATO, bên cạnh có Uỷ ban Kế hoạch phòng thủ gồm các bộ trưởng quốc phòng phụ trách vạch kế hoạch và chính sách quân sự thống nhất. Về quân sự, cơ quan quyền lực cao nhất là Uỷ ban Quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng các nước thành viên do Tổng Thư kí NATO đứng đầu. ngoài lực lượng vũ trang riêng của từng nước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy Liên minh khu vực.

Trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Mỹ và các lực lượng vũ trang Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Những chức vụ quan trọng trong Bộ Tổng chỉ huy và trong các lực lượng vũ trang thống nhất đều do các tướng và đô đốc Mỹ nắm giữ. Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là người Mỹ. Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới. Sau khi Tổ chức Hiệp ước Warsaw giải thể (1991), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vẫn khẳng định sự tiếp tục tồn tại của mình đồng thời tiến hành cải tổ cơ cấu, mở rộng thành viên, kết nạp hầu hết các nước trong Hiệp ước Warsaw, một số nước thuộc Liên Xô, Tiệp Khắc, Nam Tư trước đây đưa tổng số thành viên lên 28 nước nhằm tăng cường vai trò ở khu vực và trên thế giới.

Ngày 4-4-1949: Mỹ, Ca-na-đa và mười nước Tây Âu ký Hiệp ước Oa-sinh-tơn thành lập NATO (gồm: Bỉ, Ca-na-đa, Ðan Mạch, Pháp, Iceland, I-ta-li-a, Luých-xăm-bua, Hà Lan, Na Uy, Bồ Ðào Nha, Anh và Mỹ). Ðiều 5 của Hiệp ước này nêu rõ các nước thành viên “đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên”.

Ngày 6-5-1955: Tây Ðức gia nhập NATO (sau khi nước Đức thống nhất tư cách thành viên mở rộng cả các vùng Cộng hoà dân chủ Đức cũ,năm 1990). (Tám ngày sau, ngày 14-5-1955, Liên Xô cùng với tám nước Ðông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw). Ngày 10-3-1966: Tổng thống Sác Ðờ Gôn rút Pháp ra khỏi cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO. Năm sau, NATO chuyển trụ sở từ Pa-ri sang Brúc-xen (Bỉ).

Từ ngày 9 đến 10-12-1976: NATO bác bỏ những đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Warsaw về việc từ bỏ sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân và hạn chế thành viên. Trong 20 năm đầu, NATO đã chi hơn ba tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho lực lượng của tổ chức này, gồm các căn cứ quân sự, sân bay, đường ống dẫn dầu, mạng lưới thông tin và kho tàng. Mỹ đóng góp khoảng một phần ba số tiền này. Ngày 19-12-1990: Sau khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, NATO và Tổ chức Hiệp ước Warsaw ra một tuyên bố chung không xâm lược lẫn nhau.

Tám tháng sau, Tổ chức Hiệp ước Warsaw chính thức giải thể. Ngày 16-12-1995: NATO phát động chiến dịch quân sự lớn nhất cho đến nay nhằm ủng hộ hiệp định hòa bình Bô-xni-a. Ngày 24-3-1999: NATO bắt đầu các cuộc không kích chống Nam Tư ở Cô-xô-vô, lần đầu liên minh quân sự này dùng lực lượng tiến công một nước có chủ quyền mà không được Liên hợp quốc thông qua.

Ngày 12-9-2001: Lần đầu NATO viện dẫn Ðiều 5, sau cuộc tiến công khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 9-11-2001, triển khai Hệ thống kiểm soát và cảnh báo phòng không ở Mỹ. Ngày 11-8-2003: NATO đảm nhiệm lực lượng gìn giữ hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan đặt tại Ca-bun. Ðây là lần đầu NATO triển khai lực lượng của mình “ngoài khu vực”. Ngày 31-6-2006: Lực lượng NATO đảm nhiệm an ninh từ liên minh do Mỹ đứng đầu ở miền Nam Áp-ga-ni-xtan, bắt đầu một trong những chiến dịch khó khăn nhất trong lịch sử của khối quân sự này. Từ ngày 2 đến 4-4-2008: NATO tuyên bố các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây) như Gru-di-a và U-crai-na một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO.

Năm 2009: Ngày 5-3, NATO đồng ý nối lại các mối quan hệ cấp cao với Nga, bị cắt đứt vào cuối năm 2008, sau khi Mát-xcơ-va xâm nhập Gru-di-a một thời gian ngắn; Ngày 11-3, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di cho biết, Pa-ri sẽ tham gia trở lại cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO; Ngày 3 và 4-4, NATO kỷ niệm 60 năm ngày thành lập do Pháp và Ðức tổ chức. Crô-a-ti-a và An-ba-ni gia nhập NATO; Ngày 1-8, cựu Thủ tướng Ðan Mạch An-đơ-xơ Pho-gơ Ra-xmút-xen nhậm chức Tổng Thư ký NATO thứ 12; Ngày 18-9, NATO đề nghị một thời kỳ hợp tác mới với Mỹ và Nga, kêu gọi cùng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, sau khi Oa-sinh-tơn hủy bỏ hệ thống chống tên lửa trong kế hoạch; Ngày 4-12, NATO đề xuất kế hoạch thành viên chính thức đối với Mông-tê-nê-grô nhưng vẫn giữ lời mời Bô-xni-a gia nhập tổ chức này.

Năm 2010: Ngày 6-4, Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích hủy bỏ việc xem xét nước này gia nhập NATO; Ngày 23-7, Nga cho biết, nước này sẵn sàng thiết lập lại hợp tác quân sự với NATO, sau gần hai năm, các mối quan hệ này bị ngưng trệ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột vũ trang ở Gru-di-a; Ngày 1-10, Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen tuyên bố cánh cửa thành viên NATO vẫn mở đối với Gru-di-a, bất chấp những nỗ lực của Tbi-li-xi cải thiện các mối quan hệ với Mát-xcơ-va; Ngày 7-10, NATO thông báo kế hoạch chi tiêu 930 triệu ơ-rô (1,3 tỷ USD) trong năm 2011-2012 cho các dự án bao gồm an ninh mạng và công nghệ phòng thủ tên lửa…;

Ngày 29-10, NATO cho biết, sẽ giảm quân đội của tổ chức này ở Cô-xô-vô từ mười nghìn xuống còn năm nghìn người trong những tháng tới do an ninh ở đây đã được cải thiện; Ngày 3-11, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Ð.Mét-vê-đép và Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen, Nga cam kết sẽ tăng cường hợp tác với NATO tại Áp-ga-ni-xtan và xem xét hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa chung.

Mục đích thành lập của NATO

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi NATO năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức bị lôi cuốn vào cuộc phân chia nước Nam Tư và lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995. Sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt đẹp hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004.

Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia. Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.


Các nước khối NATO được tô màu xanh lá cây.

Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.

Các thành viên NATO

Thành viên sáng lập

  • Anh
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Canada
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
  • Mỹ
  • Iceland
  • Luxembourg
  • Na Uy
  • Pháp
  • Ý

Thành viên trong chiến tranh Lạnh

  • Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952)
  • Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952)
  • CHLB Đức (9 tháng 5 năm 1955)
  • Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982)

Thành viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh

  • Ba Lan (27 tháng 5 năm 1999)
  • Cộng hoà Séc (27 tháng 5 năm 1999)
  • Hungary (27 tháng 5 năm 1999)
  • Bulgaria (29 tháng 3 năm 2004)
  • Estonia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Latvia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Litva (29 tháng 3 năm 2004)
  • Romania (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovakia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovenia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Croatia (1 tháng 4 năm 2009)
  • Albania (1 tháng 4 năm 2009)


NATO ở Châu Âu.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập tổ chức vào tháng 2 năm 1952. Năm 1955 Cộng hoà Liên bang Đức (lúc đó chỉ có phần Tây Đức) gia nhập, năm 1990 nước Đức thống nhất mở rộng tư cách thành viên cho vùng lãnh thổ Đông Đức tức Cộng hoà Dân chủ Đức cũ. Tây Ban Nha gia nhập ngày 30 tháng 5 năm 1982. Năm 1999, 3 nước thành viên khối Warszawa cũ gia nhập NATO là Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary.

Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.

Ngày 29 tháng 3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO. Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng NATO.

Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập.

Cập nhật: 24/02/2022 Theo Wiki/luatduonggia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video