Nếu không ngửi được 2 mùi này thì nhiều khả năng bạn đã mắc phải Covid-19

Mất khứu giác và vị giác là một trong những triệu chứng do coronavirus được báo cáo phổ biến nhất, và cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự hiện diện của virus SARS-CoV-2.

Một trong những điều thực sự kỳ lạ về SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch Covid-19 là có rất nhiều triệu chứng kỳ lạ và đáng sợ đã biểu hiện trên hàng triệu nạn nhân trên khắp thế giới. Một vài trong số đó khá rõ ràng, chẳng hạn như sốt và ho khan, nhưng có những người với biểu hiện thậm chí không thể nhận biết là có liên quan trừ khi được xét nghiệm.

mất khứu giác hoặc vị giác là một trong những triệu chứng do coronavirus mới gây ra mà nhiều người cần lưu ý, bởi vì đây về cơ bản là một cảnh báo nguy hiểm cho thấy sự hiện diện của virus. Theo một phân tích gần đây của New York Times, gần 90% bệnh nhân báo cáo sự tồn tại của triệu chứng này. Thậm chí một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt đã phát hiện ra rằng khoảng 25% người được chẩn đoán mắc coronavirus mới cho biết đây là triệu chứng duy nhất của họ.


Hình minh họa mô tả các phần tử của coronavirus mới, thứ gây ra Covid-19.

Để xác định xem khứu giác có liên quan đặc biệt như thế nào đến sự hiện diện của Covid-19, đặc biệt là khi mọi người báo cáo về việc mất khả năng xác định mùi cụ thể, một nhóm nghiên cứu ở Ấn Độ đã cố gắng xác định xem việc mất khả năng đánh hơi một số mùi cụ thể nào có thể là dấu hiệu cảnh báo. Họ sử dụng 5 mùi phổ biến mà hầu hết mọi người đều quen thuộc và sẵn có là: Bạc hà, thì là, dầu dừa, tỏi và thảo quả. Họ cũng đã tạo ra một bộ thử nghiệm, để mọi việc dễ dàng hơn khi những tình nguyện viên có thể tiến hành thử nghiệm này tại nhà.

Các nhóm được tiến hành tham gia nghiên cứu là 49 bệnh nhân coronavirus không có triệu chứng và 35 người không bị nhiễm virus. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng mặc dù bệnh nhân dương tính với Covid-19 "đã mất khứu giác, nhưng họ có thể không mất hoàn toàn nhận thức về mùi".

Theo nghiên cứu, chỉ 4,1% người tham gia không thể xác định được bất kỳ mùi nào trong 5 mùi trong thử nghiệm mùi, trong khi 38,8% không thể xác định được ít nhất một trong các mùi và 16% không thể xác định được hai mùi.

Mọi người trong nhóm khỏe mạnh đều có thể ngửi thấy các mùi được sử dụng trong thử nghiệm.

Còn nhóm những người nhiễm Covid-19 cho biết họ gặp khó khăn khi ngửi mùi dầu dừa và bạc hà. Cụ thể, gần 25% người tham gia không thể ngửi thấy mùi bạc hà và gần 21% người tham gia cho biết họ không thể ngửi thấy mùi dầu dừa.


Ai cũng có thể tự thực hiện thử nghiệm về mùi này tại nhà.

"Một khả năng là những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thường bị nghẹt mũi, chảy dịch và các triệu chứng mũi khác có thể cản trở khả năng của mùi để tiếp cận dây thần kinh khứu giác, nằm ở trên cùng của khoang mũi", nhóm nghiên cứu tại Vanderbilt từng giải thích tại sao và bằng cách nào mà virus có thể dẫn đến mất khứu giác và vị giác. "Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nguyên nhân chính, đặc biệt đối với những người bị mất chức năng khứu giác kéo dài hoặc vĩnh viễn, là virus gây ra phản ứng viêm bên trong mũi, có thể dẫn đến mất tế bào thần kinh khứu giác."

Báo cáo thử nghiệm cho biết cần phải nghiên cứu thêm trước khi có bằng chứng kết luận, nhưng các nhà khoa học tin rằng việc kiểm tra mùi này có thể được tiến hành tại nhà để mọi người được cảnh báo về khả năng nhiễm coronavirus và giúp họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Cập nhật: 16/10/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video