Nga chế tạo vi mạch có thể phân biệt virus cúm

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa sinh học và y khoa cơ bản, chi nhánh Viện Hàn lâm khoa học Nga tại Siberia, đã chế tạo một vi mạch có thể xác định loại virus cúm trên chim, bò, lợn và cả con người.

Theo ông Alexander Sinyakov, trưởng phòng thí nghiệm thuộc Viện hóa sinh học và y khoa cơ bản, việc giám sát liên tục cấu trúc kháng nguyên của virus cúm gia cầm, đánh giá khả năng phát sinh bệnh tiềm năng và tính nhạy cảm thuốc của virus lưu hành vào thời điểm này trong tự nhiên là một vấn đề cực kỳ quan trọng của cộng đồng y tế.

Để giải quyết những vấn đề này, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu và chế tạo ra vi mạch sinh học xác định cúm. Vi mạch dùng những mảnh nhỏ của bộ gen virus, trong đó có hơn 800 que thăm thí nghiệm khác nhau được phân tích tổng hợp ADN tự động và đặt vào bản kính thông thường. Mỗi que thăm được đưa vào bản kính trên vị trí định trước, thường là một hình tròn có kích thước 300 micron. Hình tròn ấy được gọi là đốm spot; tổng thể toàn bộ các đốm spot tạo thành vi mạch xác định virus.

Để xác định các loại virus, các bác sỹ sẽ lấy mẫu từ họng hay mũi người bệnh và sau đó giao cho vi mạch xử lý mẫu.

Cụ thể là người ta sẽ tách phần gen virus từ mẫu được lấy và đánh dấu nó bằng huỳnh quang, sau đó tách lớp vào vi mạch chứa 800 que thăm khác nhau. Tùy thuộc vào việc mẫu được liên kết với đốm spot nào, chúng ta sẽ có được thông tin về biến thể của loại virus ấy. Các điểm sáng khác nhau xuất hiện trên vi mạch sẽ giúp xác định loại virus dễ dàng hơn.

Phát minh của Nga tạo thêm điều kiện thuận lợi giúp phòng chống các virus nhóm A, được coi là mối đe dọa nghiêm trọng hiện nay của ngành y tế.

Virus cúm nhóm A là nhóm virus liên tục biến đổi nhanh và không thể tiêu diệt hoàn toàn. Mỗi lần dịch cúm bùng phát là các cơ quan dược phẩm lại phải bào chế lại từ đầu một loại vắcxin mới chống một biến thể của virus nhóm này. Đây cũng chính là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập một mạng lưới các trạm trên toàn cầu chuyên theo dõi sự thay đổi trong cấu trúc di truyền của virus cúm gia cầm, nhằm xác định cơ cấu thuốc chủng, đối phó với mỗi đợt dịch mới.

Trong tương lai, các nhà khoa học Nga dự định sẽ mở rộng khả năng của vi mạch để không chỉ xác định biến thể virus mà cả mức độ kháng thuốc của virus./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video