Nga phát triển máy giặt phục vụ cho du hành không gian

Những thông tin ban đầu của dự án máy giặt này được hé lộ trong bối cảnh NASA vào tuần này đã hủy bỏ kế hoạch đưa hai người phụ nữ đầu tiên đặt chân ra không gian từ trạm vũ trụ quốc tế ISS vì chỉ có một bộ đồ không gian trên tàu có kích cỡ phù hợp với họ. Có vẻ, những vấn đề khó khăn của các nhà phi hành gia hiện nay, ít nhiều đều liên quan đến quần áo.

Tập đoàn chế tạo tàu vũ trụ RKK Energiya của Nga đã đăng một đoạn video ngắn vào hồi thứ sáu tuần này, tuyên bố họ đang trong quá trình phát triển một loại máy giặt đặc biệt để có thể sử dụng trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hay trên các tàu vũ trụ đi vào không gian, tuy nhiên họ lại không nêu cụ thể về đặc điểm của nó. Vì vậy có thể cần phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa để biết được những điểm khác biệt của máy giặt không gian so với sản phẩm máy giặt thông thường hiện nay.



Và trong khi chờ đợi RKK phát triển thành công sản phẩm và ứng dụng nó vào thực tế, thì những phi hành gia của chúng ta hiện nay vẫn phải đối mặt với một khối lượng trang phục khá lớn phải mang theo để sử dụng trong vòng 6 tháng trên trạm vũ trụ ISS. Thông thường, các phi hành gia mặc một bộ quần áo liên tục trong vòng 3 – 4 ngày cho đến khi bị bẩn, trong khi chúng ta, trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, thường thay quần áo mỗi ngày một lần, nửa ngày một lần hay thậm chí ít hơn.

Năm 2017, tạp chí chuyên ngành vũ trụ Nga đã xuất bản một bài báo cáo của các nhà nghiên cứu tại RKK Energiya, mô tả cho người đọc hình dung được một chiếc máy giặt sẽ có ích như thế nào trên tàu vũ trụ. Các con số nghiên cứu cho thấy, cứ ba thành viên phi hành đoàn hoạt động trên trạm vũ trụ quốc tế ISS trong hơn một năm thì khối lượng quần áo mà họ cần phải mang theo rơi vào khoảng 660kg. Đối với những chuyến bay liên tục hai năm đến sao Hỏa với sáu thành viên phi hành đoàn, con số này sẽ tăng lên gấp 5 lần, vào khoảng 3 tấn.

Bài báo cáo khẳng định, thiết bị làm sạch quần áo do họ phát triển – một khi được chế tạo thành công – sẽ có thể làm giảm đáng kể số lượng quần áo dự trữ mà phi hành gia cần phải mang theo khi đi làm nhiệm vụ.

Để tránh gây lãng phí và thiết kế thêm không gian lưu trữ, các chuyên gia đề xuất sử dụng CO2 thay cho nước bởi nó được tạo ra trong quá trình hô hấp của phi hành đoàn và có thể chuyển thành chất lỏng dưới tác dụng của áp suất.

Song song với dự án máy giặt đặc biệt của Nga, về phía Mỹ, NASA cũng đang trong quá trình xem xét hai đề xuất nghiên cứu đều mang tính khả thi cao: phương pháp giặt quần áo không cần nước và quần áo có thể chống vi khuẩn. Tuy nhiên do nguồn tài trợ nghiên cứu chỉ có hạn, nên NASA vẫn đang khá đau đầu trong việc cân nhắc lựa chọn một trong hai dự án trên.

Cập nhật: 01/04/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video