Nghe âm thanh lớn đến mức nào tai của bạn sẽ bị điếc?

Nhiều người thường có thói quen nghe nhạc lớn hoặc dùng tai nghe thường xuyên, cũng có người phải sinh hoạt, làm việc trong môi trường có cường độ tiếng ồn lớn gây ảnh hưởng tới tai. Vậy, âm thanh như thế nào được gọi là lớn và tai con người có thể chịu được cường độ âm thanh bao nhiêu?

Cần tránh cường độ âm thanh từ 85 dB trở lên

Nếu bị phơi nhiễm tiếng ồn liên tục và với âm lượng ngày càng gia tăng thì tai con người có khả năng bị điếc vĩnh viễn ở mức độ âm thanh trên 85 dB (decibel).


Nếu tiếp xúc với tiếng ồn 85 dB trong khoảng 8 giờ liên tục, bạn có thể bị tổn thương thính giác.

Vậy âm thanh 85 dB lớn như thế nào? Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng đó là mức âm thanh mở cửa sổ khi xe đang đi chuyển ở tốc độ 81km/h, khi đó âm thanh ở cường độ khoảng 89 dB. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn 85 dB trong khoảng 8 giờ liên tục, bạn có thể bị tổn thương thính giác.

Trong tai của chúng ta có một ít sợi lông nhỏ gọi là sterocilia, khi sóng âm thanh đi vào tai, chúng sẽ rung lên và được chuyển thành thông tin thần kinh mà não bạn có thể hiểu được. Nếu tiếp xúc với âm thanh lớn kéo dài, những sợi lông tai nhỏ sẽ bị trầm cảm và ngừng rung. Khi đó, não của bạn sẽ không nhận được bất kỳ tín hiệu âm thanh nào.

Tuy nhiên, sau một đêm được nghỉ ngơi, những sợi lông tai nhỏ này có thể mọc lại. Thỉnh thoảng tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn, tai của bạn vẫn sẽ chịu đựng được nhưng nếu tiếp xúc liên tục thính giác của bạn sẽ bị hỏng. Bởi cảm xúc của những sợi lông tai sẽ bị giảm một chút sau mỗi lần bị trầm cảm. Đến một lúc nào đó, chúng sẽ không mọc lại, ngừng hoạt động khiến thính lực của bạn bị mất vĩnh viễn.


Nếu tiếp xúc với âm thanh lớn kéo dài, những sợi lông tai nhỏ sẽ bị trầm cảm và ngừng rung.

Ngoài ra, người bị khiếm thính cũng không thể chịu được âm thanh có âm lượng cao hơn. Dù tai bạn bình thường hay đã hỏng thì ngưỡng phổ biến gây mất thính lực chung vẫn là 85 dB.

Hầu hết mọi người đều có thể chịu đựng được mức phơi nhiễm âm thanh tám giờ liên tục trong cường độ 85 dB. Vì vậy những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường có âm thanh lớn như các công nhân xây dựng, nhân viên tại các quán bar và kỹ sư âm thanh không cần phải quá lo lắng.

Với tiếng ồn có âm lượng trên 85 dB thì sao?

Khả năng chịu đựng tiếng ồn của đôi tai sẽ giảm tương ứng với mức âm thanh tăng. Ví dụ ở mức 90 dB, tai bạn sẽ bị mất thính lực vĩnh viễn nếu nghe liên tục hơn 4 giờ, ở mức 95 dB là hơn hai giờ và nếu lên 110 dB, chỉ mất 1 phút 29 giây là đôi tai của bạn bị “hỏng”.

Bạn có thể tải xuống và cài đặt một số ứng dụng máy đo cường độ âm thanh decibel trên điện thoại để đo âm thanh trong môi trường làm việc của mình chính xác hơn như Sound Meter, hay Sound Analyzer…

Nếu phải làm việc trong môi trường có tiếng động lớn thường xuyên, bạn hãy tìm các biện pháp khắc phục như đeo nút tai để giữ an toàn cho đôi tai của mình. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại nút tai hiện đại khác nhau, giá cả phải chăng để người dùng có thể lựa chọn. Một số nút tai có khả năng hạ mức decibel mà không làm giảm mức độ rõ ràng của âm thanh hoặc ngăn chặn tiếng ồn hiệu quả.


Nếu phải làm việc trong môi trường có tiếng động lớn thường xuyên, bạn hãy tìm các biện pháp khắc phục như đeo nút tai để giữ an toàn cho đôi tai của mình.

Khi dùng tai nghe, nên nghe nhạc ở mức âm lượng bao nhiêu?

Âm nhạc là niềm vui trong cuộc sống, giúp bạn thư giãn. Nhưng theo các chuyên gia, để giúp đôi tai luôn khỏe mạnh, khi đeo tai nghe nghe nhạc, xem phim các bạn nên tuân thủ nguyên tắc 60-60: âm lượng không vượt quá 60%, thời gian sử dụng tai nghe liên tục không vượt quá 60 phút. Khi nghe ở mức âm lượng lớn, ban phải rút ngắn thời gian.

Cập nhật: 02/04/2019 Theo QTM
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video