Nghe nhạc với âm lượng bao nhiêu khiến tai bị tổn thương, thính lực suy giảm?

Trước giờ người ta thường nói rằng nghe nhạc to trong thời gian dài sẽ làm tổn thương tới màng nhĩ dẫn tới giảm thính lực. Nhưng bao nhiêu thì gọi là "to"?

Tai bị tổn thương, thính lực suy giảm khi nghe nhạc to trong thời gian dài

Theo các nhà nghiên cứu, một người tiếp xúc với độ ồn trên 85 dB trong thời gian dài (trên 8 tiếng) có nguy cơ cao bị mất thính lực. Do đó, người ta khuyến cáo rằng chỉ nên nghe nhạc ở mức âm lượng dưới 85 dB mà tối ưu là vào khoảng 69 dB.

Âm lượng bao nhiêu là quá to?

Theo thống kê công bố hồi tháng 8 năm ngoái trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, cứ 5 người Mỹ trong độ tuổi vị thành niên thì có 1 người bị giảm thính lực. Tỷ lệ này tăng 30% so với cách đây 15 năm? Vậy to cỡ nào là quá mức?

Theo bác sĩ Gordon Hughes, chủ nhiệm chương trình thử nghiệm lâm sàng tại Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về khiếm thính và các khuyết tật cộng đồng khác (NIDCD) thì bạn không nên nghe nhạc (hoặc những tiếng ồn) có cường độ trên 85 dB liên tục 8 giờ. Và nếu bạn vặn âm lượng lên quá 88 dB thì hãy giảm thời gian nghe nhạc xuống còn 4 giờ.

Tại mức âm lượng cao nhất, một chiếc máy MP3 có thể cho ra ngoài mức âm lượng dữ dội gấp 100 lần so với ngưỡng 85 dB. Theo bác sĩ Hughes, vấn đề ở đây là bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào cho thấy đôi tai bạn đang có nguy cơ giảm thính lực. Tai của người trẻ tuổi đàn hồi tốt hơn so với người già và do đó, "rất khó khăn để trẻ em nhận thấy được ảnh hưởng độc hại của tiếng ồn.", bác sĩ Hughes cho hay.

Làm thế nào để bảo vệ thính lực của chúng ta?

Ông chia sẻ: "Một cách giúp bạn nhận biết khi nào nghe nhạc quá lớn: nếu bạn nói chuyện với người bạn và bạn phải nói to hơn mới nghe được thì khi đó âm lượng đã quá cao. Những cuộc nói chuyện thông thường có âm lượng vào khoảng 60 dB. Đây là một cách đơn sơ nhưng hữu ích nhằm ước lượng ngưỡng âm thanh vừa đủ khi nghe nhạc." Ngoài ra, ông gợi ý rằng người dùng có thể tìm kiếm thêm thông tin về máy nghe nhạc để xác định đâu là ngưỡng 85 dB và hãy luôn bật dưới mức đó.

"Khi đi nghe các chương trình ca nhạc, rock chẳng hạn, hãy giữ khoảng cách giữa bạn và loa, có thể trang bị thêm một số phụ kiện bảo vệ tai, chèn những miếng foam là cách làm phổ biến và hữu ích nhất. Một số tai nghe có trang bị màn chắn hoặc bộ bảo vệ. Nhưng cách tốt nhất vẫn là sử dụng những thiết bị vừa vặn với tai nhất, đồng thời vặn âm lượng ở mức khoảng 60 dB."

Bác sĩ Hughes cho biết thêm, hãy chú ý tới những dấu hiệu cho thấy bạn đã nghe với âm lượng quá lớn. Bạn có thể cảm thấy nghe không rõ hoặc nghe khó hơn bình thường, cảm thấy áp lực trong tai, tai bị chặn lại hoặc ù tai,… đây chính là những dấu hiệu tổn thương thính lực tạm thời. Hiện tại, 26 triệu người Mỹ trong độ tuổi từ 20 đến 69 đã mất đi khả năng nghe những tần số cao do ảnh hưởng của âm thanh quá lớn khi làm việc,… Bác sĩ Hughes cảnh báo: "Công tác phòng chống là cốt lõi của vấn đề. Một khi bạn đã bị giảm thính lực do tiếng ồn, điều duy nhất có thể làm là mang máy trợ thính."

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video