Nghiên cứu khoa học mới cho thấy: Toàn bộ cách giải bia rượu trên thế giới đến nay đều không hiệu quả

Không ai thực sự biết cách giải bia rượu, đó là kết luận chung được các nhà nghiên cứu rút ra sau khi đánh giá một loạt các nghiên cứu khoa học thời gian qua. Theo đó, hầu như không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy có một phương thức giúp giải bia rượu hiệu quả cho bất kỳ ai, và những phương thức hiện nay nhìn chung cho kết quả khá kém.

Cuộc đánh giá nói trên được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Anh, và được hỗ trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIHR), cơ quan tài trợ nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thuộc chính phủ nước này. Nhóm đánh giá đã phân tích 21 bài thử nghiệm lâm sàng khác nhau với mục đích tìm hiểu tính hiệu quả của một loạt các phương thức giải bia rượu. Các phương thức này bao gồm curcumin (thành phần chính tạo màu vàng sáng cho nghệ), nhân sâm đỏ, thuốc giảm đau NSAID như loxoprofen, lợi khuẩn trong sữa chua (probiotic), chiết xuất a-ti-sô, nước lê, và thực phẩm bổ sung n-acetyl-l-cysteine (NAC)...


Hầu như không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy có một phương thức giúp giải bia rượu hiệu quả.

Hầu hết các nghiên cứu đã không thể tìm thấy bất kỳ hiệu ứng tích cực nào nào mà các phương thức giải bia rượu kia có thể mang lại. Và kể cả đối với những người nhận thấy một hiệu ứng tích cực đáng kể nào đó, các nhà nghiên cứu đơn giản là không quá ấn tưởng đối với chất lượng dữ liệu thu thập được. Không có nghiên cứu nào sử dụng cùng một phương thức giải bia rượu, và mọi kết quả cũng được các nhà nghiên cứu tái hiện một cách độc lập, điều rất cần thiết để đánh giá liệu một phương thức có hiệu quả như quảng cáo hy không_

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một số vấn đề trong các thử nghiệm thuốc giải bia rượu. Ví dụ, 8 nghiên cứu không tính đến nữ giới. Các nghiên cứu này còn có thiết kế rất khác biệt so với nhau, khiến việc so sánh kết quả trở nên khó mà thực hiện được. Một số nghiên cứu có đề cập đến tác động của thức ăn, số khác thì không, và nhiều loại thức uống có cồn khác nhau đã được sử dụng lên những người tham gia để khiến họ rơi vào trạng thái say xỉn. Những loại thuốc giải bia rượu phổ biến khác, như acetaminophen hay aspirin, chưa bao giờ được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và được kiểm soát.

“Chúng ta hiện chỉ có một số rất ít những nghiên cứu kém chất lượng về việc giải bia rượu” - theo tác giả Emmert Roberts, một nhà nghiên cứu lâm sàng tại Đại học London.

Trong số các phương thức đa dạng mà nhóm của ông đang nghiên cứu, có 3 phương thức cho thấy tiềm năng, thay vì chỉ mang tính “tâm lý” như các phương thức khác. Chúng sử dụng chiết xuất của cây đinh hương, acid tolfenamic (một chất giảm đau NSAID có bán tại Anh), và pyritinol (tương tự vitamin B6). Những phương thức này nhiều khả năng sẽ được mang ra thử nghiệm lâm sàng kỹ hơn - Roberts cho biết. Ông còn nói rằng, bất kỳ nghiên cứu nào trong tương lai cũng nên tuân thủ những tiêu chuẩn phổ quát hơn và đã được kiểm chứng rõ ràng, bao gồm những tiêu chí đánh giá triệu chứng của tình trạng say bia rượu. Những nghiên cứu đó cũng cần có quy mô tương đối lớn và có số người tham gia đa dạng hơn, bao gồm cả nữ giới nữa.

Còn ở thời điểm hiện tại, chỉ có một phương thức duy nhất có thể giúp bạn tránh những cơn say bí tỉ. “Giải pháp chắc chắn nhất để tránh những triệu chứng của say bia rượu là uống có điều độ hoặc tránh xa thức uống có cồn” - Roberts nói. “Tuy nhiên, những bằng chứng kém chất lượng mà chúng tôi thu thập được cho thấy chiết xuất cây đinh hương, acid tolfenamic, và pyritinol có thể có hiệu quả cao trong giảm các triệu chứng do say bia rượu, và chúng cũng an toàn nữa”.

Cập nhật: 03/01/2022 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video