Nghiên cứu mới: Khói cháy rừng có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc chứng mất trí

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại bang California (Mỹ) chỉ ra rằng, việc tiếp xúc lâu dài với khói cháy rừng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí.


Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Athens, Hy Lạp. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập từ năm 2008 đến 2019 của 1,2 triệu cư dân trên 60 tuổi tại miền Nam California. Tất cả những người này đều không mắc chứng mất trí khi bắt đầu nghiên cứu. Theo ước tính, trung bình mỗi người tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt bụi mịn (PM2.5) liên tục trong 3 năm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ mỗi 1 microgam/m3 (mcg/m3) nồng độ khói ô nhiễm từ cháy rừng tăng thì nguy cơ chẩn đoán mắc chứng mất trí tăng 18%. Ngoài ra, việc tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 không phải từ cháy rừng cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Tiến sĩ Joan Casey, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington ở Seattle, cho biết mặc dù tỷ lệ tăng lên là khá nhỏ, nhưng nếu tiếp xúc với khói cháy rừng nghiêm trọng trong vài ngày, nồng độ PM2.5 có thể đạt mức rất cao lên tới 300 mcg/m3.

Nghiên cứu này nêu bật những rủi ro về sức khỏe do khói cháy rừng gây ra, trong bối tần suất và cường độ của cháy rừng tại Mỹ trong những năm gần đây ngày càng tăng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cũng đưa ra các chiến lược giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với loại ô nhiễm này.

Cập nhật: 30/11/2024 TTXVN/Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video