Người khiếm thị định vị bằng tai

Lần đầu tiên một nghiên cứu xác nhận người mù cũng có khả năng định vị bằng tiếng vang như loài dơi và cá heo, theo trang tin Top News.

Thêm một phát hiện thú vị về người khiếm thị -
Ảnh: Top News

Có những người mù có thể tạo ra những tiếng tắc lưỡi và sử dụng những âm thanh vang ra từ những tiếng đó để nhận biết môi trường xung quanh. Một số người giỏi định vị bằng tiếng vang đến mức họ có thể sử dụng khả năng này đểtrong những môi trường lạ, và tham gia những hoạt động như leo núi hoặc chơi bóng rổ. đi lại 

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trí não thuộc Đại học Western Ontario (Canada) mới đây cho thấy người mù đã dùng phần não chuyên trách thông tin “thị giác” để xử lý tiếng tắc lưỡi và tiếng vang khi “nhìn” vật thể. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cơ sở thần kinh của khả năng định vị bằng tiếng vang tự nhiên ở người.

Khả năng định vị bằng tiếng vang cho phép người mù làm được những việc được cho là không thể do thiếu thị lực, và có thể cung cấp cho người khiếm thị sự độc lập ở mức cao”, ông Mel Goodale, giám đốc Trung tâm Trí não và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Các nhà nghiên cứu phát hiện điều này khi chụp hình não 2 người tình nguyện 43 và 27 tuổi bị mù từ bé.

Ông Goodale và các cộng sự đã ghi âm những tiếng tắc lưỡi và tiếng vang yếu ớt thông qua các microphone cực nhỏ trong tai của những người mù khi họ đứng ở ngoài trời và cố gắng xác định những vật thể khác nhau như xe hơi, cột cờ, cây cối...

Nhóm nghiên cứu sau đó mở lại đoạn băng ghi âm cho những người mù nghe và đo hoạt động não của họ bằng một loại máy chụp não cộng hưởng từ hiện đại. Đáng chú ý là khi đưa đoạn ghi âm trên cho những người mù nghe, họ không chỉ cảm nhận được vật thể dựa trên tiếng vang, mà còn cho thấy hoạt động tích cực ở các khu vực não vốn thường xử lý thông tin thị giác ở người có thị lực bình thường.

Theo các chuyên gia, nghiên cứu trên giúp giới nghiên cứu hiểu biết thêm về chức năng não, đặc biệt là cách thức các giác quan được xử lý như thế nào và điều gì xảy ra về mặt thần kinh khi một giác quan bị mất.

Nghiên cứu được đăng trên chuyên san PloS ONE.

Theo TNO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video