Nguồn gốc của những quả trứng khổng lồ 50.000 năm tuổi ở Úc

Nhiều thế kỷ trước, Trái đất từng là nơi sinh sống của các sinh vật khổng lồ, trong đó có loài Demon Ducks of Doom (tạm dịch: Vịt quỷ diệt vong). Chúng được xếp vào nhóm chim không biết bay, cao 2 mét và nặng 200kg.


Loài Demon Ducks of Doom

Mới đây, một báo cáo trên tạp chí PNAS cho biết dù đã tuyệt chủng, những ảnh hưởng của loài này để lại vẫn còn cho đến ngày nay. Quay trở lại 40 năm trước, các nhà khoa học đã khai quật được tàn tích của một vài quả trứng tiền sử khổng lồ nằm ẩn trong các cồn cát ở miền nam nước Úc. Kể từ đó, một cuộc tranh cãi sôi nổi đã diễn ra xoay quanh vấn đề những quả trứng này thực sự đến từ đâu.

Kết quả nghiên cứu mới nhất cho biết, những quả trứng 50.000 năm tuổi nặng gấp 20 lần trứng gà trung bình này thuộc về giống vịt cuối cùng của loài megafauna (hay còn gọi là dromornithids), có tên Genyornis newtoni. Theo đó, Genyornis là loài ăn cỏ, không biết bay và có khối lượng, kích cỡ tương đương vịt Demon.

Cho đến nay - mặc dù một số nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn khẳng định rằng những quả trứng khổng lồ này phải là của Genyornis, số khác lại tin chúng đến từ một loài chim chân to, giống gà, có tên là Progura, thuộc chi megapode và chỉ nặng từ 5 đến 7 kg. So với Genyornis, loài Progura trông như một đứa trẻ nhỏ.

“Tuy nhiên, phân tích của chúng tôi về chuỗi protein từ trứng cho thấy vỏ trứng không thể đến từ megapodes và loài chim Progura", Josefin Stiller, nhà nghiên cứu kiêm phó giáo sư tại Đại học Copenhagen, cho biết.

Nói cách khác, phân tích DNA là bước quan trọng để giải đáp thắc mắc những quả trứng 50.000 năm tuổi này thuộc về loài chim nào. Bằng cách nghiền vỏ trứng thành bột, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy protein có trong chúng, sau đó lấy các mảnh kết quả thu được rồi lắp chúng theo đúng trình tự và phân tích dựa trên trí tuệ nhân tạo AI để tìm ra mã gene di truyền. Cuối cùng, họ so sánh nó với gene di truyền của hơn 350 loài chim sống.

“Chúng tôi đã sử dụng dữ liệu của mình từ dự án chứa bộ gen của tất cả các dòng chim chính, để tái tạo lại nhóm chi mà loài chim đã tuyệt chủng có thể thuộc về”, Stiller cho biết.


Loài Genyornis newtoni

Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những quả trứng không thể được đẻ bởi một loài megapode, và giả thuyết gà doppelganger Progura sinh ra trứng 50.000 năm là không thể.

“Chúng tôi rất vui mừng khi thực hiện thành công một nghiên cứu liên ngành, trong đó chúng tôi sử dụng phân tích trình tự protein để làm sáng tỏ sự tiến hóa của động vật”, Collins chia sẻ.

Thêm vào đó, mối liên hệ giữa những chiếc vỏ trứng này và loài Genyornis to lớn thậm chí còn có thể giúp các nhà khoa học hiểu được sự tiến hóa của loài người. Đặc biệt bởi vì các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng gười tiền sử sẽ nấu và ăn những quả trứng khổng lồ của Genyornis, các chi tiết mới cung cấp thêm “thông tin về các phương thức tương tác giữa con người và môi trường một cách đa chiều”.

Điều đó có thể bao gồm thời điểm tuyệt chủng của các loài, và có lẽ thậm chí là vai trò của con người trong sự diệt vong đó, bởi vì con người săn trứng chim để làm thức ăn.

Tuy nhiên, theo các tác giả nghiên cứu, “tranh cãi về nhận dạng phân loại của những quả trứng được khai thác bởi những người Úc tiền sử đầu tiên vào khoảng 50.000 năm trước đã được giải quyết”.

Cập nhật: 30/05/2022 VNReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video