Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Bệnh nhân nghiện rượu đã mua cồn y tế về để uống. Sai lầm này khiến người đàn ông ở Hải Dương hôn mê.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - vừa cho biết trung tâm đang điều trị cho bệnh nhân L.V.N. (42 tuổi, ở Kinh Môn, Hải Dương) bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng.

Theo chia sẻ của người nhà, bệnh nhân nghiện rượu và bị cách ly với nguồn rượu nên đã mua cồn y tế về pha thành rượu uống.


Hình ảnh và thông tin chai cồn bệnh nhân đã sử dụng thay rượu. (Ảnh: Mai Thanh).

Sáng 8/3, bệnh nhân được gia đình phát hiện ngủ dậy với chai cồn sát trùng 90 độ bên cạnh đã hết. Sau đó, bệnh nhân dần đi vào hôn mê, được cấp cứu tại Đệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 4 điểm, tụt huyết áp, xét nghiệm có nhiễm toan chuyển hóa nặng, chụp cắt lớp não có tổn thương nhân bèo và phù não.

Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 491,79 mg/dL (cao gấp gần 25 lần nồng độ gây ngộ độc), nồng độ ethanol âm tính.

Bệnh nhân đã được điều trị giải độc, lọc máu, hồi sức. Tình trạng nhiễm độc đã hết nhưng còn hôn mê sâu do tổn thương não.

Xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn bệnh nhân đã uống cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol chiếm 81,88%, nồng độ ethanol là 1,01%.

TS.BS Nguyên cho biết trong vài năm qua, tình hình ngộ độc methanol có xu hướng gia tăng. Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn có tình trạng uống cồn y tế thay rượu (do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế là an toàn).

Theo ghi nhận của Trung tâm Chống độc, hầu hết trường hợp uống cồn y tế đều dẫn tới ngộ độc methanol nặng, nhiều bệnh nhân đã tử vong.

BS Nguyên nhấn mạnh methanol không được đề cập về tác dụng sát trùng. Đồng thời, hàm lượng ethanol trong chai cồn sát trùng không đạt hoặc không có sẽ dẫn tới không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền.

Nếu người dân và cơ sở y tế mua phải loại cồn này để sát trùng sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Hơn nữa, loại cồn này nếu bôi rộng trên da có nguy cơ ngấm trực tiếp qua da vào máu và có thể gây nhiễm độc, dẫn tới các hậu quả như khi uống phải.

Cập nhật: 17/03/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video