Nguyên nhân móng tay mọc nhanh hơn móng chân

Móng tay mọc nhanh hơn móng chân vì thường chịu va đập và nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn do nằm ở vị trí gần tim.

Móng tay trên thực tế phát triển nhanh hơn so với móng chân từ hai đến ba lần tùy theo độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, đặc điểm di truyền từng người và các mùa trong năm. Trong khi móng tay mất khoảng 6 tháng để thay thế chính nó, tính từ gốc với tốc độ 3mm mỗi tháng, thì móng chân mọc lại trong 12-18 tháng chỉ 1mm mỗi tháng.


Móng tay có thể phát triển nhanh hơn so với móng chân tùy theo đặc điểm giới tính hay di truyền. (Ảnh minh họa: Flickr)

Theo USCcience, có hai lý do có thể giải thích cho câu hỏi tại sao móng tay phát triển nhanh hơn móng chân.

Giả thiết thứ nhất cho rằng vì bàn tay ở gần tim hơn so với bàn chân nên có lượng máu lưu thông tốt hơn, nhận được nhiều oxy và dinh dưỡng hơn. Bàn tay không phải mang giày, tất nên chúng thoáng hơn và lưu thông máu tốt hơn. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến móng tay thông qua mao mạch nằm ngay bên dưới móng. Điều này có nghĩa là chúng nhận được ít oxy hơn để sản xuất các tế bào mới. Và kết quả là móng chân của chúng ta chậm phát triển. Đó có thể là lời giải thích tại sao móng chân mọc chậm hơn vào mùa đông, vì trời càng lạnh thì máu lưu thông càng chậm hơn.

Trong khi đó theo giả thiết thứ hai, sự khác biệt này xuất phát từ các "chấn thương" khi móng tay gần như liên tục bị tác động bởi công việc gõ, đánh máy, va đập và nhiều hành động khác. Chấn thương nhỏ có thể kích thích tăng trưởng móng tay, do đó những người thuận tay phải thường có móng tay phải phát triển nhanh hơn so với tay trái và ngược lại.

Móng chân ít bị tổn thương hơn so với móng tay. Khi móng tay bị tổn thương do va đập hay quá trình làm móng, quá trình phục hồi sẽ bắt đầu tập trung cao cho những tế bào bị tổn thương. Những tổn thương nhỏ thường xảy ra ở móng tay nhiều hơn móng chân. Quá trình phục hồi cũng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của móng.

Thành phần chính của móng tay là keratin, vốn cũng được tìm thấy trong da, tóc và sừng. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là mầm móng, có nhiều mạch máu nằm dưới quầng móng.

Sự phát triển của móng tay phụ thuộc phần lớn vào chiều dài ngón tay (ngón tay dài hơn có mức tăng trưởng móng nhanh hơn), dinh dưỡng (ăn kiêng và khẩu phần protein thấp sẽ khiến móng tay mọc chậm), tuổi tác (người dưới 30 tuổi có mức độ mọc móng tay nhanh hơn), và mùa (móng tay phát triển nhanh nhất trong mùa hè).

Cập nhật: 02/12/2021 Theo Vnexpress/giadinhmoi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video