Nguyên nhân thực sự khiến Nhật Bản rơi vào "Đại khủng hoảng khoai tây chiên"

Nhật Bản đang rơi vào cuộc "Đại khủng hoảng khoai tây chiên" lớn nhất từ trước đến nay. Các thương hiệu sản xuất và phân phối "bim bim" tại đây buộc phải đưa ra thông báo cắt giảm, thậm chí là ngưng cung cấp hàng loạt dòng sản phẩm đang được ưa chuộng nhất quốc gia này.

Cơn khủng hoảng này bắt nguồn từ những cơn bão đổ bộ vào Hokkaido hồi tháng 8/2016. Thảm họa đã khiến cho những cánh đồng chịu trách nhiệm cung cấp tới 70% - 80% tổng sản lượng khoai của Nhật Bản chìm trong biển nước, làm nguồn cung nông sản thiếu hụt trầm trọng.


Khi khoai tây chiên cũng "out of stock" tại Nhật Bản.

Các hãng sản xuất khoai tây chiên đã phải làm mọi cách, bao gồm cả việc nhập khẩu khoai tây từ Mỹ. Nhưng phần lớn khoai tại Mỹ lại không đủ tiêu chuẩn để sử dụng làm snack cho người Nhật. Hệ quả, kho dự trữ khoai tây Nhật dần cạn kiệt, để rồi người dân phải xếp hàng "càn quét" từng gói khoai tây chiên trong siêu thị.

Nguyên nhân của cơn khủng hoảng này là do đâu? Do những cơn bão? Do Nhật Bản chỉ tập trung sản xuất khoai tại một vùng? Hay do tiêu chuẩn nhập khẩu khoai tây của Nhật quá cao?

Thực ra, nguyên nhân lại xuất phát từ một yếu tố chúng ta đã nhắc đến quá nhiều lần. Đó là biến đổi khí hậu.

Những cơn bão tại châu Á đang ngày càng mạnh lên

Theo ghi nhận từ bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), những cơn bão vào tháng 8 và 9/2016 đã khiến sản lượng khoai tây của Nhật giảm tới 500.000 tấn, đồng thời gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung khoai tây trong tương lai, với hơn 24.000 ha đất trồng bị hư hại nghiêm trọng do mưa lớn.


Mưa ngập lớn do bão Lionrock gây ra.

Nhìn chung, các báo cáo cho thấy mật độ bão xảy ra tại châu Á đã tăng 12% trong vòng 4 thập kỷ vừa qua.

Trong đó, có những cơn bão với cường độ đạt kỷ lục như Haiyan - cơn cuồng phong giết chết hơn 6.000 người tại Philippines vào năm 2013.


Bão Haiyan khiến 6000 người thiệt mạng tại Philippines.

Cơn bão Lionrock đổ bộ vào Nhật Bản hồi tháng 8/2016 cũng vậy. Dù đã được cảnh báo, nhưng cũng có tới 17 người thiệt mạng vì nó, cùng hàng loạt tuyến đường, đất trồng canh tác bị ngập nặng vì nó.

Nguyên nhân là gì?

Theo Wei Mei - một chuyên gia khí tượng học từ ĐH Bắc Carolina (Mỹ), việc cường độ và mật độ bão gia tăng có liên quan đến hiện tượng nước biển ấm lên tại các vùng biển sát bờ.

Các báo cáo cho thấy, nhiệt độ nước biển tại các khu vực này đã tăng khoảng 0,8 độ C kể từ năm 1970, và hiện tượng này giống như những "cục pin sạc", cấp thêm năng lượng cho bão khi đổ bộ vào đất liền.

Nói cách khác, nguyên nhân là vì biến đổi khí hậu. Và thứ gì đã đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu? Chính là từ các hành động của con người, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.


Những cơn bão ở châu Á ngày càng mạnh lên.

Trên thực tế, Mei chưa đưa ra kết luận gì về mối liên hệ giữa thảm họa tự nhiên và con người. Nhưng ông cảnh báo rằng nếu Trái đất tiếp tục nóng lên với tốc độ hiện nay, những cơn bão sẽ ngày càng mạnh thêm, dày thêm. Đó sẽ là một bi kịch với những địa điểm thuộc khu vực 20 vĩ độ Bắc, bao gồm phía Đông Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Hậu quả do bão gây ra chắc có lẽ nhiều người cũng nắm được. Sẽ có người chết, người bị thương, hàng ngàn người mất nhà cửa. Đất trồng bị xói mòn nghiêm trọng, gây ra nạn đói, dịch bệnh tiếp diễn... Thậm chí, nhiều môn thể thao - bao gồm cả bóng đá, cũng có thể biến mất.

Và bạn cũng thấy rồi đấy! Đến lúc đó, khoai tây chiên cũng chẳng có mà ăn, giống như những gì người dân Nhật Bản đang phải trải qua trong những ngày gần đây.

Cập nhật: 21/04/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video