Nhà khoa học tuyên bố tự phẫu thuật não tại nhà

Michael Raduga, một nhà khoa học người Nga, gây tranh cãi khi tuyên bố tự thực hiện ca phẫu thuật não ngay tại nhà riêng.

Raduga là nhà sáng lập trung tâm chuyên nghiên cứu về các vấn đề bóng đè, giấc mơ. Ông không phải bác sĩ, cũng không có bằng cấp về phẫu thuật thần kinh.

Người đàn ông quyết định tự phẫu thuật bằng cách cấy một điện cực vào não để kiểm soát giấc mơ, nhằm đưa con người vào "giấc mơ có ý thức" (lucid dream). Dạng giấc mơ này diễn ra khi bạn nhận thức mình đang mơ và có thể kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Điều này giúp giảm ác mộng, tăng cường nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như khả năng sáng tạo và học tập.

Trong đoạn clip ghi lại ca phẫu thuật, Raduga đã khâu phần da đầu lại bằng kẹp giấy, dùng máy khoan tìm được ở cửa hàng kim khí để thao tác ở phần sau của hộp sọ. Ông cho biết đã mất hơn một lít máu khi thực hiện ca phẫu thuật.

Nghiên cứu đe dọa tính mạng này không xuất hiện trên bất kỳ tạp chí y khoa nào, cũng không được các trường đại học hỗ trợ. Những người theo dõi của Raduga tại Nga cho rằng ông rất dũng cảm khi vượt qua ranh giới để đạt mục tiêu của mình. Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cảnh báo đây là hành động cực kỳ nguy hiểm.

Alex Green, một nhà tư vấn giải phẫu thần kinh tại Đại học Oxford, Anh, cho biết việc làm này có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. "Rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Ví dụ, chảy máu từ tĩnh mạch vỏ não, mạch máu trong não, đột quỵ với thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong", ông nói.

Bản thân Raduga thừa nhận khoảng 30 phút sau ca phẫu thuật tự thân, ông muốn bỏ cuộc vì mất quá nhiều máu và sợ rằng mình sẽ bất tỉnh. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành ca mổ, ông vẫn có thể tắm rửa và làm việc trong khoảng 10h liên tục một cách bình thường.


Michael Raduga sau khi tự phẫu thuật não. (Ảnh: Michael Raduga).

Trước đó, Raduga không thông báo với bất cứ ai kế hoạch tự phẫu thuật. Ông chỉ chuẩn bị bằng cách xem các đoạn clip phẫu thuật não kéo dài hàng giờ trên YouTube và thử nghiệm trên một vài con cừu. Ông đã cố gắng cấy một điện cực bạch kim và silicon vào não của mình, cho rằng thủ thuật này có thể kích hoạt những giấc mơ sáng suốt hơn.

Dù Raduga vẫn chưa báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi thực hiện thủ thuật, các chuyên gia phẫu thuật thần kinh cho rằng ông có nguy cơ mắc chứng động kinh về lâu dài nếu để lại bất kỳ vết sẹo nào trong vỏ não.

"Tôi rất vui vì còn sống sót, dù đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết. Đối với nhiều người, việc tôi làm như một thú tiêu khiển. Nhưng hãy tưởng tượng những người bị liệt không thể làm gì hay trải nghiệm điều gì trong cuộc sống. Thủ thuật này sẽ đưa anh vào giấc mơ có ý thức, nơi anh có thể thỏa thích làm mọi thứ mình muốn như ăn uống, vui chơi", ông nói.

Cập nhật: 21/07/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video