Nhận biết tôm bơm tạp chất như thế nào?

Cách chọn mua tôm ngon

Để tăng trọng lượng và có "mẫu mã" đẹp cho tôm, nhiều người bán đã bơm nước, tạp chất vào tôm. Nếu người dân ăn phải sẽ bị ngộ độc thực phẩm, mắc các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tả, thương hàn, rối loạn tiêu hóa...

Cách nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Loại tôm được chọn để bơm tạp chất phần lớn là tôm sú.

Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong.

Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.


Tôm đã bị bơm hóa chất. (Ảnh minh họa)

Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.


Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường. (Ảnh minh họa)

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Cách chọn tôm tươi ngon

Chắc ăn nhất, bạn hãy tìm mua tôm còn “nhảy tanh tách”, không rớt chân càng, đây là cách an toàn nhất để chắc chắn rằng bạn đang mua tôm tươi sống. Mặt khác, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn.

Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.


Tôm tươi, ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càng. (Ảnh minh họa)

Với tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ.

Ngoài ra, khi đi mua tôm, nếu thấy tôm có những đặc điểm sau thì tuyệt đối không mua để tránh rước bệnh vào người:

  • Thân tôm duỗi thẳng, bị đứt đầu: Tôm sống nhìn chung thường có phần mình hơi cong nhẹ, càng cong nhiều thì chứng tỏ con tôm đó càng tươi. Nhưng nếu thấy những con tôm ở sạp bán lại duỗi thẳng thân, phần đầu và thân tôm không liền với nhau mà có hiện tượng bị tách rời thì tuyệt đối không nên mua vì đó có thể là những con tôm đã chết. Bên cạnh đó, những con tôm tươi sống thường đung đưa nhẹ chứ không nằm im bất động. Nếu thấy bị chảy nhớt thì cũng không nên mua bạn nhé!
  • Vỏ tôm mềm, dính, có mùi tanh nồng: Vỏ tôm tươi thường khá cứng khi sờ tay vào, còn nếu tôm không tươi thì khi sờ vào sẽ có phần vỏ hơi mềm, dính, kèm theo mùi tanh nồng. Thêm nữa, những con tôm đã được lột vỏ sẵn thường là tôm để đông lạnh lâu ngày và không còn tươi. Dù cho người bán hàng có hạ giá sập sàn thì bạn cũng đừng tin mà mua về kẻo rước bệnh vào người.
  • Màu sắc tôm khác thường: Về phần màu sắc, bạn nên chọn những con tôm có màu tươi, không bị ngả vàng hay màu hơi tái nhợt. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, phần đầu và thân liên kết chặt chẽ.

Người ta bơm tôm bằng những chất gì?

Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, a dao, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… Các chất này thường được nấu chín hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm.


Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.

Tôm bơm tạp chất có hại như thế nào?

Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển.

Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Cập nhật: 14/10/2020 Theo PLTPHCM/Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video