Nhắn tin và chơi game thường xuyên làm mòn các khớp xương

Chứng viêm khớp là một quả bom hẹn giờ đối với những người dưới độ tuổi 40 khi họ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí như chat chit và chơi game.

Chứng viêm khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi 50 hoặc già hơn, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo mốc tuổi này đang hạ xuống dần. Bác sĩ phẫu thuật Mark Ciaglia phát biểu trên FOX5 rằng các khớp xương của những người trong độ tuổi 40 hoặc trẻ hơn bị sưng viêm và kém linh hoạt ngày càng nhiều.


Viêm khớp do chơi game và nhắn tin thường xuyên có nguyên nhân từ việc chúng ta ngồi sai tư thế và bắt các ngón tay chuyển động liên tục. (Ảnh: Getty Images).

Trong một ngày, trung bình người lớn dành 23 tiếng để đánh máy, chat chit; trẻ em dành 7 tiếng để chơi game. Tình trạng này sẽ khiến cả một thế hệ đều bị viêm khớp, các chuyên gia cảnh báo.

"Việc sử dụng máy tính quá nhiều để chat, chơi game, đánh máy làm các khớp xương sớm bị mòn đi", Ciaglia – một chuyên gia về các ca phẫu thuật đặc biệt ở Texas cho biết. Theo các chuyên gia, viêm khớp do chơi game và nhắn tin thường xuyên có nguyên nhân từ việc chúng ta ngồi sai tư thế và bắt các ngón tay chuyển động liên tục. Cùng lúc đó chúng ta cũng đặt quá nhiều áp lực lên khớp, dây chằng và múi cơ.


Bác sĩ phẫu thuật Mark Ciaglia cho biết rằng các khớp xương của những người trong độ tuổi 40 hoặc trẻ hơn bị sưng viêm và kém linh hoạt ngày càng nhiều. (Ảnh: Getty Images).

"Hết một ngày làm việc, bạn có bao giờ dành thời gian để "tập thể dục" cho các khớp xương của bạn như vặn, xoay người? Bạn càng "hành hạ" các khớp xương mình nhiều thì bạn càng sớm phải nhận những hậu quả", Ciaglia nói. Bà ấy hiểu rằng bắt các ngón tay dừng chuyển động là điều không thể nhưng theo Ciaglia thì "tốt nhất là khi làm thứ gì cũng phải vừa phải thôi".

Hiện tượng bị đau khớp sau khi nhắn tin quá lâu không chỉ gặp ở người lớn mà cả ở trẻ em. Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm khớp và đau ở cổ tay. Các cuộc điều tra cho thấy những người trong độ tuổi thanh thiếu niên gửi đi 3.340 tin nhắn trong vòng một tháng, mỗi ngày khoảng 50 tin.

Một nghiên cứu khác ở Kaiser Family Foundation cũng cho biết trung bình một ngày học sinh cấp 2 và cấp 3 dành ra 95 phút để chat chit. "Một vị trí thường bị viêm khớp nhiều nhất do các cử động tay lặp đi lặp lại là phần dưới của ngón tay cái. Loại thương tổn này gây ra những cơn đau nhói và lan đến tận những cẳng tay", bác sĩ Nanavat từ Kaiser Family Foundation phát biểu trên Everday Health.


Một vị trí thường bị viêm khớp nhiều nhất do các cử động tay lặp đi lặp lại là phần dưới của ngón tay cái. (Ảnh: Getty Images).

Bác sĩ Ciaglia không phải là chuyên gia về tay duy nhất lo sợ về việc phát triển các chứng viêm khớp ở những người trẻ tuổi. Bác sĩ Robert Wysocki - bác sĩ phẫu thuật bàn tay, cánh tay và cùi chỏ tại Rush University Medical Center cũng lưu ý về vấn đề này. Theo ông các rắc rối liên quan đến khớp xương và dây chằng đang ngày càng gia tăng và trở nên tệ hơn do việc sử dụng thường xuyên máy tính và điện thoại thông minh.

Nếu bạn có những cơn đau hay thấy ngón cái bị căng cứng và điều đó càng tệ hơn khi sử dụng điện thoại, thì theo Wysocki, bạn nên thay đổi tư thế cầm. Ví dụ, cầm điện thoại với tay không thuận hoặc bấm tin nhắn bằng ngón trỏ để ngón tay cái có thể nghỉ ngơi.

Một số biện pháp các chuyên gia khuyến cáo để tránh việc viêm khớp do nhắn tin, chơi game quá nhiều:
  • Gửi những tin nhắn ngắn
  • Thay vì trò chuyện bằng tin nhắn quá lâu và quá dài, hãy gọi điện thoại
  • Dù bạn có làm gì, hãy ngồi đúng tư thế
  • Hãy cho các ngón tay của bạn nghỉ ngơi. Đừng nhắn tin và chơi game liên tục
  • Trong thời gian nghỉ ngơi của công việc, nên đi bộ, duỗi tay chân và vặn xoắn cổ tay
  • Tránh gây sức ép lên cổ và vai
  • Không nên uốn cong cổ tay trong một thời gian dài
Cập nhật: 04/07/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video