Nhiễm xạ tích lũy của công nhân Fukushima vẫn cao

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 1/3 cho biết liều phơi nhiễm phóng xạ tích lũy của các công nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 trong khoảng thời gian một năm từ tháng 3/2012 cao gấp 4 lần so với trước khi xảy ra thảm họa vào tháng 3/2011.

Tổng số liều phơi nhiễm của công nhân được hiển thị dưới dạng đơn vị “man-sievert". Theo tính toán của TEPCO, liều phơi nhiễm tích lũy từ tháng 3/2012 đến tháng 1/2013 lên tới 60,1 man-sievert hay mức phơi nhiễm trung bình hàng năm là 65,6 man-sievert, cao gấp 4 lần so với mức 14,9 man-sievert đo được trong năm 2009.


Công nhân kiểm tra các chỉ số lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

So với 246,9 man-sievert trong năm đầu tiên từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012, năm thứ hai đã giảm xuống chỉ bằng 1/4 so với năm đầu tiên sau thảm họa. Tuy nhiên, mức này vẫn còn cao so với mức quy định tại các nhà máy điện hạt nhân thương mại khác ở Nhật Bản, hiện đang ở mức 46,3 man-sievert trong tài khóa 2011.

Tại tổ hợp hạt nhân Fukushima, liều phơi nhiễm trung bình của khoảng 12.100 công nhân ở mức 4,6 millisievert (mSv) trong giai đoạn từ tháng 4/2012 đến 1/2013 trong khi liều cao nhất trong số họ lên tới 46,59mSv.

Liều bức xạ tối đa đối với các công nhân nhà máy điện là 100mSv trong vòng 5 năm và 50mSv/năm. Tuy nhiên, giới hạn phơi nhiễm cho phép hàng năm đã được đẩy lên 250mSv sau thảm họa tháng 3/2011 song lại được đưa trở về mức 50mSv vào tháng 12/2011.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video