Các nhà khoa học ở Đại học Cornell (Mỹ) đã phát hiện ra hàng trăm loại vi khuẩn có ích từ chất thải của nhà máy bia. Một số trong chúng có thể tạo ra metan, chất khí cháy được một cách hiệu quả.
Nhiều người mở bia lạnh có thể không chú ý đến nước còn lại sau khi chai bia đã được ủ. Nhưng đối với các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Cornell, thì chất chua là một môi trường tốt cho việc chuyển chất thải thành các nhiên liệu sinh học.
Chất thải của các nhà máy bia sẽ là nguồn nhiên liệu sinh học? (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Laurgus T. Angenent ở Đại học Cornell cùng với các giáo sư nghiên cứu sinh học và môi trường, đã phát hiện ra các loại vi khuẩn trong các nhà máy bia tạo ra chất metan một cách hiệu quả từ các chất thải.
Họ hy vọng với phát hiện mới này có thể phát triển những loại vi khuẩn mà có thể tạo ra những loại nhiên liệu sinh học và các sản phẩm hữu ích khác.
Các nhà khoa học đã thu thập được rất nhiều tài liệu về cách làm ra loại bia Budweiser và tạo ra 9 loại vi khuẩn trong chất thải ở các nhà máy bia. Và họ phải thường xuyên lấy các mẫu nước thải ở các cơ sở làm bia trong hơn một năm. Sau đó họ sử dụng phần mềm phân tích gene để phân tích ra hơn 400,000 chuỗi gene từ các loại vi khuẩn.
Trong số hàng ngàn loại vi khuẩn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 145 loại có ích. Trong đó cứ 9 cơ sở sản xuất bia thì lại có 1 cơ sở có duy nhất một loại vi khuẩn có lợi.
Điều thú vị mà các nhà khoa học đã tìm được đó là chúng ta có thể nhìn thấy tận mắt hàng ngàn loại vi khuẩn này.
Đặc biệt, trong các thùng chất thải, những con vi khuẩn này sẽ tác động với nhau và một trong số chúng lại tạo ra khí metan,nhờ đó mà chúng ta có thể tiết kiệm được hàng triệu đôla mỗi năm.
Công trình nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Bộ Nông nghiệp, Bộ Năng lượng và Viện sức khỏe quốc gia Mỹ