Nhựa sẽ thay cá phủ kín đại dương vào năm 2050

"Đến năm 2050 rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá nếu xét về trọng lượng ở đại dương", đó là lời cảnh báo được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 19/1 vừa qua.

Nhựa đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất thế giới, nhờ tính hữu dụng cũng như chi phí sản xuất thấp của nó. Hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều tiếp xúc với loại vật liệu này. Số lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần trong vòng 50 năm qua và dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong 20 năm tới.

Ngày nay, hơn một phần tư nhựa được dùng để đóng gói sản phẩm. Đây cũng là mục đích sử dụng chính của loại vật liệu này.

Tuy nhiên chỉ có 14% lượng bao bì nhựa nói trên được thu gom để tái chế. Tỷ lệ tái sử dụng này thấp một cách khủng khiếp so với các vật liệu khác như giấy (tỷ lệ tái chế 58%) và con số 90% ở sắt.


Năm 2050, đại dương sẽ tràn ngập chai lọ nhựa thay vì cá.

Tình trạng trên ngày càng tồi tệ hơn khi gần một phần ba số lượng bao bì nhựa thoát khỏi hệ thống thu thập chất thải và bị rò rỉ ra môi trường tự nhiên hoặc làm tắc nghẽn các cơ sở hạ tầng.

"Sau vòng sử dụng ngắn ngủi đầu tiên, 95% giá trị bao bì nhựa, tương ứng từ 80 đến 120 tỷ USD mỗi năm, bị thất thoát", báo cáo từ Diễn đàn kinh tế Thế giới cho hay.

Báo cáo trên được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và sự phân tích hơn 200 báo cáo khác.

Ước tính đến năm 2050, số lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu sẽ tăng gấp ba, lên tới 1.124 triệu tấn. Kèm theo đó, nền kinh tế "nhựa" sẽ đẩy "Ngân sách carbon" toàn cầu lên 15%, so với con số 1% hiện nay.

"Ngân sách carbon" là ngưỡng thải carbon dioxide (CO2) ra bầu khí quyển để giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức chấp nhận được, không quá 2 độ C.

Theo các ý kiến từ diễn đàn kinh tế, giải pháp duy nhất để tránh thảm hoạ nói trên là cải thiện nền kinh tế và áp dụng các sáng kiến về tái chế. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân trên thế giới thu thập và tái chế rác thải nhựa, sử dụng bao bì tái chế, khuyến khích các nước cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng thu gom chất thải để tránh khả năng rác nhựa bị rò rỉ vào thiên nhiên.

Cập nhật: 22/01/2016 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video