Nhiều con cái một số loài sẵn sàng làm thịt bạn tình ngay sau khi giao phối để có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể và con non.
Hiện tượng con cái ăn thịt đồng loại ghi nhận khoảng 30 loài, chủ yếu là côn trùng, nhện và được coi là đặc tính độc đáo của động vật bậc thấp.
Giới khoa học trước đây thường dùng thuyết tiến hóa để biện minh cho hành vi này. Họ lập luận rằng con đực sẵn sàng hy sinh "thân mình" vì con non chưa ra đời nhưng sắp được thụ tinh. Song các nghiên cứu chỉ ra rằng bất chấp có nhận sự đồng thuận hay không, nhiều con cái vẫn sẵn sàng xơi tái bạn tình.
Mục đích của hành động "máu lạnh" này là để tạo ra và truyền gen cho đời sau. Một số loài côn trùng như bọ ngực đực sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì mục đích này. Nhưng trong tự nhiên, tỷ lệ hy sinh này chỉ ở mức 5-31%.
Trên thực tế, việc ăn thịt đồng loại sẽ giúp thời gian giao phối lâu hơn và cơ hội thụ tinh cao hơn. Nhờ đó, con cái và con non sẽ được hưởng chất dinh dưỡng quan trọng.
Muỗi vằn Midge
Muỗi vằn đực Midge thường bị con cái "lấn át" trong quá trình giao hợp.
Ở loài muỗi vằn đực Midge, trong quá trình giao phối, con cái sẽ hút máu từ con đực khiến bộ phận sinh dục của con đực vỡ ra bên trong nó. Hành vi này đảm bảo con đực không đi "tòm tem" với những con cái khác và có lợi cho con non của loài này.
Muỗi vằn Midge có xu hướng sống theo bầy đàn và cực kỳ bị thu hút bởi ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng của… đèn bẫy côn trùng. Đặc điểm của loài muỗi vằn này là có đôi cánh khá ngắn, không bao trùm hết cơ thể. Ngoài ra, nó không có vòi - một bằng chứng ngoại phạm cho những vết đốt.
Con dế
Dế đực sagebrush sẵn sàng để bạn tình gặm tan nát cặp cánh màng trong mỗi lần giao hợp. Giống như bọ ngựa, hành vi này không phải lúc nào cũng xảy ra mà phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của con cái. Nếu nguồn dinh dưỡng bị hạn chế, con cái thường tìm đến bạn tình có đôi cánh nguyên vẹn.
Nhưng nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, con cái sẵn sàng giao phối với con đực từng "lang chạ" với các con khác. Dù vậy, dế đực sagebrush được cho là loài may mắn vì chúng hiếm khi bị bạn tình ăn thịt.
Bọ ngựa
Với những con bọ ngựa sắp chết, quá trình bơm tinh trùng sang con cái sẽ được đẩy nhanh hơn.
Để tăng khả năng sinh sản và sống sót cho con non, bọ ngựa cái sẽ làm thịt bạn tình sau khi giao phối. Nhiều con cái thậm chí còn xơi tái cả con đực trong khi giao hợp. Ngón đòn là tấn công vào phần đầu làm bạn tình choáng váng trước khi gặm đầu và nuốt gọn đồng loại. Sở dĩ nhiều con cái thích ăn thịt bạn tình trong khi "ân ái" ở bởi với những con bọ ngựa sắp chết, quá trình bơm tinh trùng sang con cái sẽ được đẩy nhanh hơn là khi chúng còn sống.
Trong tự nhiên, bọ ngựa đực bị con cái ăn thịt trong khoảng 13 - 28% số lần giao phối. Vào mùa sinh sản, số con đực trở thành bữa ăn của con cái lên đến 63%. Theo kết quả nghiên cứu, bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình đẻ nhiều trứng hơn. Hành vi này cũng góp phần tăng đáng kể sự hy sinh của bọ ngựa bố cho con non.
Nhện
Có đến 65% nhện lưng đỏ Úc đực bị ăn thịt khi giap phối.
Nhện cái thích ăn thịt bạn tình do nhện đực là thực phẩm hoàn hảo, gần với nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Tính hiếu chiến của con nhện cái sẽ quyết định thời điểm nó làm thịt bạn tình: trong hay sau khi giao phối. Tuy nhiên thực tế vẫn có những con cái ăn thịt cả bạn tình tiềm năng trước cuộc "yêu".
Ví dụ như nhện đực lưng đỏ Úc sẽ hi sinh thân mình bằng cách cưỡi lên phần miệng của con cái trong khi giao phối và qua đó chuyển tinh trùng của chúng ngay khi trở thành… bữa ăn của bạn tình. Những con nhện đực lưng đỏ Úc bị ăn thịt (chiếm 65% trường hợp) giao phối lâu hơn và sản xuất gấp đôi số lượng con cái so với những con đực không bị ăn thịt.
Rắn
Những màn trăn, rắn ăn thịt bạn tình sau khi giao phối gần đây đã chứng minh, trăn, rắn cái có hành vi đáng kinh ngạc, chúng thực sự có sở thích ăn thịt bạn tình sau khi cả hai trải qua những giây phút mặn nồng.
Thông thường, rắn đực thích chọn con rắn cái lớn hơn để giao phối nhằm tìm kiếm những con non khỏe mạnh ở đời sau. Chính điểm này cùng với việc rắn cái rất khỏe khiến rắn đực mất đi ưu thế và đôi chúng bị con cái đoạt mạng.