Những “bậc thầy” giao tiếp trong thế giới động vật

Việc phát hiện tinh tinh có khả năng “tán gẫu” bằng đôi tay có thể giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự phát triển của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây không phải là loài duy nhất có kỹ năng truyền đạt thông tin trong thế giới động vật. Bên cạnh nghiên

(Ảnh 1)
cứu quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ của con người, một trong những hệ thống ngôn ngữ phức tạp nhất, các nhà khoa học cũng tìm hiểu những loài vật sử dụng âm thanh để giao tiếp.

Mặc dù có tài ra dấu khi “nói chuyện” nhưng họ hàng gần gũi nhất của chúng ta không có nhiều kỹ năng phát âm. Theo Tiến sĩ Klaus Zuberbuhler, chuyên gia nghiên cứu về giao tiếp của động vật linh trưởng ở Đại học St Andrews (Anh), nguyên nhân là do vốn “từ vựng” của hầu hết các loài linh trưởng rất hạn hẹp, lượng âm thanh chúng có thể tạo ra tương đối ít. Nhiều loài vật được nhận thấy có kha năng gán nghĩa cho một số âm thanh để chuyển tải thông tin khi giao tiếp. Ví dụ, khỉ trán trắng có 3 tiếng gọi báo động đặc trưng kéo

theo đó là 3 tiếng kêu phản hồi cũng rất riêng. Một số loài thậm chí có khả năng sử dụng và hiểu được ngữ pháp đơn giản. Chẳng hạn khỉ mũi quặm ở Tây Phi có thể kết hợp tiếng kêu để tạo nên chuỗi âm thanh mang ý nghĩa phức tạp. Trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Klaus, một số động vật linh trưởng đã chứng tỏ khả năng hiểu tiếng người.

(Ảnh 2)

Chẳng hạn như con khỉ lùn có tên Kanzi (ảnh 1) có thể hiểu khoảng 3.000 từ và những câu đơn giản. Người huấn luyện Kanzi cho biết nó có thể tự kết hợp các từ để tạo thành câu đơn.

Cũng như động vật linh trưởng, hầu hết loài động vật có vú đều có khả năng hiểu một số ngôn ngữ nhưng không có thể “đối đáp”. Chó Rico thuộc giống coli (ảnh 2) là ví dụ rõ ràng nhất. Theo giáo sư Julia Fischer ở Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng Đức, tất cả những gì Rico có thể làm là gầm gừ và sủa. Tuy nhiên, nó có thể nhận biết tên của hơn 200 món đồ chơi và hiểu được những câu đơn giản.

Trái với những loài vừa kể, một số con vật khác có thể lắng nghe, bắt chước và phát lại âm thanh mà chúng học được. Ví dụ, cá heo có thể bắt chước âm thanh báo hiệu, cá voi lưng gù có khả năng hát lại những bài hát rất đặc biệt và phức tạp. Với năng khiếu bắt chước, hai con vẹt xám châu Phi tên là N’kisi và Alex cũng gây ấn tượng với các nhà nghiên cứu nhờ vốn từ phong phú. Hải cẩu, dơi, voi, các loài chim biết hót và chim ruồi cũng thuộc nhóm có khả năng học cách phát âm.

ĐỨC NHÂN

Theo BBC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video