Những bậc thầy hóa trang trong thế giới động vật

  •   53
  • 5.432

Các loài động vật như bạch tuộc, nhện, tắc kè đang triệt để tận dụng khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để săn mồi, trốn tránh kẻ thù và thu hút bạn tình.

Sẽ rất khó khăn để bạn nhận ra những loài động vật khi chúng dùng đến khả năng hóa trang bậc thầy của mình. Khả năng ấy dường như đem lại cho chúng một sức mạnh thần kì, giúp chúng hoàn toàn mất dạng với khung cảnh xung quanh mình: màu sắc, chất liệu.

Đối với một vài loài, sự thay đổi diễn ra khá nhanh, một số khác thì thay đổi theo mùa, tất cả để giúp chúng lẩn tránh những kẻ săn mồi, hay một số ít là để tiến gần con mồi của chúng. Vòng quanh vương quốc của loài vật, dưới đây là 7 loài vật thay đổi màu sắc ấn tượng nhất.

Bạch tuộc bắt chước

Loài bạch tuộc này có thể giả danh 15 loài khá nhau.

Không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, loài bạch tuộc bắt chước này còn là kẻ giỏi bắt chước các loài sinh vật khác dưới biển sâu.

Bằng cách chuyển động và sắp xếp các phần cơ thể, chúng có thể bắt chước thành 15 loài sinh vật biển như: rắn, cá sư tử, sao biển, cua lớn, cá đuối gạc gai, cỏ chân ngỗng, tôm tích...

Sự thay đổi hình dáng bên ngoài được loài bạch tuộc thực hiện khi chúng xác định mối đe dọa nhất định và phản ứng đầu tiên là bắt chước thành kẻ thù của kẻ thù.

Ví dụ, khi bạch tuộc bị tấn công bởi loài cá biển chuyên sống ở rặng sa hô, loài bạch tuộc đã giả hình một con rắn biển, kẻ săn mồi của loài cá san hô. Nó giả danh bằng cách chuyển sang màu đen và vàng, huơ sáu cánh tay của nó như thể có tới 6 con rắn đang tấn công.

Cá bơn đáy biển

Cá bơn gần như hòa lẫn vào với phần đáy biển.

Loài cá bơn này có cách bơi rất kì lạ, thân hình chúng nằm ngang trên đáy biển để phục kích con mồi. Tuy nhiên, điều đó không đáng chú ý bằng khả năng thay đổi hình dáng của nó để phù hợp với môi trường khi tìm mồi nơi đáy biển.

Cơ thể chúng còn có một đặc điểm để thích nghi với việc phục kích lén lút của chúng: con mắt thứ hai của nó gần như di chuyển sang cùng phía với con mắt kia (trái hoặc phải tùy thuộc vào từng loài) khi chúng lớn dần lên.

Điều này cho phép loài cá bơn có thể tuần tra vùng đáy biển của mình theo chiều song song với mặt đất bên dưới nó, mà vẫn có thể nhìn lên trên và phía trước.

Một điểm đáng ngạc nhiên nữa, các nhà khoa học còn phát hiện loài sinh vật chăm chỉ này còn sinh sống ở vùng đáy sâu nhất của vực Maria - nơi sâu nhất trên Trái Đất, thuộc Thái Bình Dương, độ sâu gần 11km.

Tắc kè hoa

Tắc kè hoa gần như là ông vua trong thế giới ngụy trang.

Những chú tắc kè thường được nhiều người biết đến ở khả năng thay đổi màu sắc theo những mức nhiệt độ khác nhau. Có rất nhiều gam màu nó có thể đổi thành: hồng, đỏ, cam, vàng, xanh, đen và nâu, cũng như các màu trộn của nó.

Tuy nhiên, tắc kè hoa không thay đổi để đi săn hay trốn chạy khỏi kẻ thù. Chúng làm vậy để nhằm giao tiếp với các con tắc kè khác cùng loài, hay giúp chúng trở nên hấp dẫn hơn với những con tắc kè khác khi kết đôi.

Nhện hai màu

Chỉ với hai màu trắng và vàng, nhện cua chỉ rình mồi chủ yếu trên hoa cúc và hướng dương.

Loài nhện cua vàng chỉ có hai màu để thay đổi, đó là màu trắng và màu vàng. Do đó, loài này chỉ săn mồi trên những loại hoa có cùng màu sắc của nó, chủ yếu là hoa cúc và hoa hướng dương.

Hoạt động săn mồi của chúng bắt đầu bằng việc hòa mình vào màu hoa, bằng cách tiết ra một chất nhuộm nhằm giúp nó chuyển đổi giữa màu trắng và vàng qua mỗi một giai đoạn khác nhau trong ngày, phù hợp với loại hoa trong khu vực của nó.

Việc ngụy trang không chỉ giúp nó rình mò con mồi trên bông hoa mà còn giúp tránh những kẻ săn mồi khác như các loại chim.

Ếch cây miệng rộng

Loài ếch cây ngoài khả năng thay đổi màu sắc còn phát ra những âm thanh the thé rất chói tai.

Được biết đến với tên gọi Ếch cây biết cười, loai này tạo ra một âm thanh the thé như tiếng cười to, dễ gây sợ hãi cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khả năng đặc biệt của nó chính là khả năng thay đổi màu trong vòng ít hơn một giờ. Màu da nó chuyển giữa các màu như: xám, nâu, trắng, còn đôi chân có màu vàng và đen đặc biệt.

Loài này không phải loài ếch độc nên không gây nguy hiểm với con người. Chúng được tìm thấy ở hầu hết các môi trường tự nhiên quanh Australia. Chính khả năng thay đổi màu sắc để ngụy trang giúp chúng phát triển được một số lượng cá thể khá lớn.

Bọ rùa làm mai giả

Chúng có những cái mai giả rất ngộ nghĩnh

Có thể bạn đã từng nhìn thấy loài bọ rùa vàng trong tự nhiên, nhưng chưa chắc đã nhận ra nó ngay. Vì loài sinh vật nhỏ bé này lại có khả năng chuyển từ màu vàng nhũ thành một đỏ đậm giống như các chấm trên lưng bọ rùa.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để giải thích được nó, nhưng họ chăc chắn về lợi ích của ngoại hình loài vật nhằm dễ hòa nhập với những loài phổ biến khác.

Cáo Bắc Cực và những loài thay đổi màu sắc theo mùa

Hầu hết các loài thú ở Bắc Cực chuyển màu lông sang trắng.

Từ những con cáo tới tuần lộc, hay những con chồn, chim và thỏ...đó là một loạt những loài mà chuyển màu lớp áo khoác lông của mình khi mùa đông tới làm sao để hòa nhập với môi trường xung quanh. Một số loài là kẻ đi săn, một số là con mồi cần lẩn tránh.

Mức độ thay đổi của chúng phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường sống và những loài thú khác. Một số loài chỉ chuyển màu lông sang màu tối, một số khác thì màu nâu, còn ở vùng băng giá, màu lông thì trắng xóa như cáo tuyết.

Theo Báo Đất Việt
  • 53
  • 5.432