Báo đốm được biết đến là loài động vật chạy nhanh nhất thế giới còn cá cờ đại dương là loài bơi nhanh nhất dưới lòng biển, trong khi đó một con chim ưng có thể bay với tốc độ 300km/h như một chiếc siêu xe.
Trong hàng nghìn năm, con người đã nhờ đến sức mạnh dẻo dai của những con voi châu Phi và châu Á trong các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong chiến tranh và vận chuyển hàng hóa. Riêng bộ phận vòi voi có khoảng 100.000 cơ và có thể nâng vật nặng lên đến 270kg.
Năm 2005, một con cá mập trắng có tên là Nicole đã thực hiện hành trình bơi kỷ lục dài hơn 20.000km từ châu Phi tới Australia, kéo dài trong vòng 9 tháng.
Cá cờ được coi là loài cá bơi nhanh nhất thế giới với tốc độ 109km/h. Cá cờ săn mồi theo từng đàn và sử dụng khả năng bơi cực nhanh để tóm gọn những đàn cá khác như cá cơm hoặc cá mòi.
Báo đốm là loài động vật giữ kỷ lục về tốc độ trong thế giới động vật với khả năng chạy tốc độ 96km/h và có thể đạt tốc độ tối đa chỉ trong vòng ba giây. Những con báo được coi là nhà vô địch chạy nước rút nhờ có cặp chân dài, cơ bắp để đẩy cơ thể uyển chuyển di chuyển.
Khi tấn công con mồi, một con chim ưng bay theo phương cúi xuống với tốc độ khoảng 320km/h. Con chim sẽ bắt con mồi từ trên không trung bằng bộ móng vuốt sắc nhọn sau đó kéo con mồi xuống dưới mặt đất.
Bọ tê giác được coi là loài bọ cánh cứng mạnh nhất trong thế giới côn trùng. Tên gọi của loài côn trùng này xuất phát từ đặc điểm hình dáng của con bộ với cấu trúc giống như chiếc sừng tê giác ở đầu của một con đực, có khả năng nâng vật nặng gấp 850 lần so với trọng lượng cơ thể.
Froghopper là loài sâu bọ thuộc họ ve sầu nhẩy. Loài côn trùng chỉ có chiều dài khoảng 6mm nhưng lại có thể bật xa khoảng 70cm trong không trung. Nếu khả năng này xuất hiện ở con người thì một người có thể nhảy lên cao khoảng 210m.
Impala là loài linh dương châu Phi có đôi chân dài và thon thả, phần đùi cơ bắp và có khả năng nhảy cao, nhảy xa đáng kinh ngạc trong thế giới động vật. Khi sợ hãi, một con linh dương có thể nhảy xa khoảng 10m và nhảy cao khoảng 3m.
Năm 2007, một con chim godwit đuôi sọc đã thực hiện chuyến bay di cư dài 11.500km, từ Alaska đến New Zealand, trong vòng 9 ngày mà không cần thời gian dừng nghỉ để ăn hay uống nước. Khi kết thúc cuộc hành trình, con chim mất khoảng 50% trọng lượng cơ thể.
Những cuộc di cư đi kiếm thức ăn hằng năm của chim hải âu bồ hóng có thể kéo dài 64.000km, từ New Zealand đến bắc bán cầu.