Trong khi tiến hành khai quật tại thành phố lớn đầu tiên của Bắc Mỹ, nơi được các nhà sử học gọi là Cahokia, một nhóm các nhà khảo cổ học và sinh viên từ Đại học Saint Louis đã phát hiện một kho tàng bao gồm các hiện vật và tàn tích của người Mỹ bản địa có niên đại từ năm 1100 đến 1200 sau Công nguyên.
Nằm gần địa điểm St. Louis, Missouri ngày nay, Cahokia được xây dựng theo nền văn hóa Mississippi, nơi con người xây dựng nhà ở trên các gò đất. Nhóm khai quật tìm thấy các rãnh tường và các loại công trình kiến trúc có niên đại từ 800 đến 900 năm tuổi, ngoài ra còn có nhiều mảnh gốm sứ, dụng cụ được gọi là máy khoan siêu nhỏ trộn lẫn với đống đổ nát của các tòa nhà bị chôn vùi.
Quang cảnh di tích lịch sử các gò đất Cahokia.
Văn hóa Mississippi được biết đến nhiều nhất với việc xây dựng trên các gò đất và nhiều gò đất trong số đó vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Chúng trải rộng khắp miền Trung, miền Đông và Đông Nam Hoa Kỳ. Ngoài những gò đất ngoạn mục, người Mississippi còn xây dựng các khu định cư đô thị, theo mô hình phát triển văn hóa và tổ chức xã hội giống như các nền văn minh vĩ đại của Mesoamerica (tức là Maya, Inca và Aztec). Khu định cư lớn nhất trong số này là Cahokia, được xây dựng gần sông Mississippi ngày nay, chạy dọc từ bắc xuống nam và chia đôi nước Mỹ.
Phiến đá Birdman được phát hiện vào những năm 1970 từ gò Monks được cho là có liên quan đến các hoạt động tôn giáo hoặc nghi lễ của văn hóa Mississippi, trở thành biểu tượng của Cahokia.
Cahokia được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 hoặc 10, thời kì đỉnh cao bao phủ khoảng sáu dặm mét vuông (tương đương 15km vuông) và có thể là nơi sinh sống của khoảng 20.000 đến 40.000 cư dân Mississippi. Các công trình xây dựng vô cùng đa dạng, bao gồm nhà ở, quảng trường, tòa nhà công cộng, cơ sở thương mại, đền thờ, trung tâm nghi lễ. Đất nông nghiệp cũng được phân bổ xen lẫn vào các công trình này.
Gò Monks, gò lớn nhất trong số các gò đất Cahokia ở Mississippi.
Ước tính có khoảng 120 gò đất có thể được tìm thấy trong thành phố vào khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, và khoảng 70 đến 80 gò đất đã được bảo tồn. Nhiều tòa nhà được dùng làm nền móng trên cao cho các tòa nhà chính phủ, sân công cộng hoặc chợ, đền thờ và các công trình dân cư thuộc về những người giàu có. Các gò đất khác được sử dụng làm hố chôn cất và một số có thể được xây dựng chỉ vì mục đích thẩm mỹ hoặc thờ cúng một số vị thần.
Gò Monks là gò lớn nhất của Mississippi với diện tích rộng 14 mẫu Anh (sáu ha) và cao 100 feet (30 mét) so với mặt đất. Nó được xây dựng thành hai tầng và có hình dạng giống như một kim tự tháp bốn mặt. Gò Monks là cấu trúc bằng đất lớn nhất được tìm thấy ở Tây bán cầu và là công trình cao nhất trong tất cả các Gò Cahokia. Người ta tin rằng tòa nhà có vai trò như tòa thị chính của Mississippi sẽ nằm trên đỉnh gò Monks. Di chuyển trong tòa nhà này (và bất kỳ công trình kiến trúc nào được xây dựng ở tầng dưới của nó) bằng một cầu thang đá dài.
Các gò Cahokia và phần còn lại của thành phố đều nằm trong Di tích Lịch sử tiểu bang Các gò đất Cahokia, nơi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1982. Trong các cuộc khai quật mới nhất, các nhà khảo cổ học của Đại học Saint và các sinh viên của họ đã nỗ lực hết sức để đảm bảo không gây thiệt hại gì cho địa điểm có ý nghĩa văn hóa này. Mary Vermilion, phó giáo sư nhân chủng học và khảo cổ học tại Đại học Saint Louis, người giám sát cuộc khai quật, cho biết: "Tôi không có ý định phá hủy các đặc điểm của nơi này mà chỉ ghi chép chúng thành tài liệu".
Các cuộc khai quật đang diễn ra tại Cahokia sẽ tiết lộ nhiều thông tin hấp dẫn về cách người dân Mississippi làm việc và sinh sống hàng ngày. Một loạt các cuộc khảo sát trên không về thành phố và khu vực xung quanh sẽ được thực hiện bằng LiDAR (công nghệ khảo sát đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu sáng mục tiêu đó bằng một tia laze xung quanh và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến).