Được mệnh danh là nơi làm việc kỳ quái nhất thế giới, những nhân viên trong tòa nhà Google sở hữu những tiện nghi mà nhiều người ao ước như buồng ngủ trị giá 5000 Bảng (147 triệu đồng) để chợp mắt, họp hành trong nhà lưu động, nhận thẻ nhân viên cho cún của mình và được ăn ngon “xả láng”.
Một khoảnh vườn trồng dâu tây trên tầng thượng, bể bơi 3 làn có kích thước bằng hồ bơi thế vận hội, những “buồng ngủ” cách âm với mặt nạ che mắt bằng len lông dê cashmere và những tấm chăn lông vịt là những gì mà nhân viên của Google được sử dụng. Có vẻ như đây là một chốn ăn chơi sang chảnh bậc nhất từng được xây dựng và còn rất nhiều những tính năng lạ lẫm khác mà tòa nhà trụ sở khổng lồ mới của Google tại London, dài 300m, chứa 7000 nhân viên của Anh đang sở hữu.
Kế hoạch xây dựng một tòa văn phòng 11 tầng, trị giá 1 tỷ bảng Anh bao gồm một đường chạy bộ, sân chơi bóng rổ và những phòng mát xa hoạt động cả ngày.
Google, tập đoàn vừa phải chịu chi một khoản tiền kỷ lục là 2,1 tỷ bảng bởi EU tuần vừa qua cho việc lạm dụng độc quyền công cụ tiềm kiếm của mình, còn được biết tới với không gian làm việc văn phòng kỳ lạ, với những cầu trượt để qua lại giữa các phòng, khu chơi golf và những khu vực chơi nhẹ nhàng để khuyến khích tính sáng tạo của nhân viên.
Nhân viên đang “làm việc” chăm chỉ tại văn phòng Toronto của Google.
Tuy nhiên, theo những người trong cuộc tiết lộ, làm việc cho công ty tỷ bảng này thực tế nặng nhọc và phức tạp hơn nhiều so với những gì họ được hưởng thụ. Từ việc giám sát cân nặng đến việc cắt tỉa tóc của họ, lau dọn khô ráo đến giờ giấc ngủ theo quy định, thế giới bên trong Google còn rất nhiều điều kỳ lạ khác.
Đầu vào khốc liệt, đầu ra gian khổ
Đầu vào tại Google khá nghiêm ngặt, những ứng cử viên phải trải qua 5 cuộc phỏng vấn và phải trả lời những câu đố bom tấn phức tạp để cạnh tranh, loại trừ những bộ não hàng đầu.
Ngay cả những ứng cử viên có CV hoàn hảo cũng thường gặp phải những câu hỏi như “Có bao nhiêu kiểu cắt tóc mỗi năm tại đất nước này?”, “Thiết kế một kế hoạch sơ tán cho toàn nhà này” hoặc “Sẽ là bài nào nếu bạn được chọn một bài hát để nghe mỗi khi bước vào căn phòng mà bạn phải sống ở đó vào phần đời còn lại?”
Những nhân viên mới được gọi là “Nooglers”, trong khi đó, các nhân viên cũ, trong đó có khoảng 20.000 người trên toàn thế giới, được gọi là “Xooglers”.
Tuy nhiên, đã bỏ hết công sức vào việc tuyển dụng bạn, Google sẽ không dễ dàng để bạn ra đi. Những người muốn rời đi phải đăng ký vào mạng lưới Xoogler, mạng lưới này giữ kín về những cựu nhân viên và để lôi kéo họ trở lại để làm cố vấn, giám sát, thuyết trình và các sự kiện kết nối.
Lời tạm biệt với “Anh Cả”
Logo bên ngoài của Google tại văn phòng California.
Bộ phận nhân sự của Google được gọi là “People Operator”, viết tắt là “POPS” và nhân viên của “People Analysts” (Phân tích con người) thực sự hữu ích hơn nhiều so với đội ngũ nhân sự trung bình.
Nhân viên phải trải qua những cuộc khảo sát định kỳ, kiểm tra nhân cách và định hình tâm lý dựa trên tất cả những thông tin từ sở thích ăn trưa đến mức độ sử dụng phòng tập thể dục. Công ty sử dụng dữ liệu này để đo lường năng suất làm việc và tham vọng của nhân viên.
Từ năm 2012, một dự án nghiên cứu có tên mã là “Aristotle” đã phân tích những gì cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân viên hoàn hảo tại công ty.
Phát hiện cho thất, nếu một người quản lý Google chào đón một nhân viên tuyển dụng mới vào ngày đầu tiên của họ trong văn phòng làm việc, tuyển dụng đó sẽ tăng thêm 15% năng suất trong 9 tháng tới.
Không phải ai cũng hài lòng với sự giám sát của Google, tuy nhiên, với một số cựu nhân viên, họ coi nó như “Big Brother” (Anh Cả) trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell. Năm 2016, giám đốc sản xuất của công ty công nghệ này đã tuyên bố cấm người làm được nói chuyện với vợ, chồng hoặc bạn bè về ông chủ của mình và chia sẻ về công việc trước đây của họ trong các cuộc phỏng vấn việc làm.
Mệt mỏi? Đã đến lúc cho một giấc ngủ không trọng lực
Thiết bị ngủ độc đáo tại văn phòng Mountain View của Google.
Cơ sở mới của Gooogle sẽ có buồng ngủ trị giá 5000 bảng (147 triệu đồng) do thương hiệu MetroNaps của New York sản xuất, có tác dụng “cải thiện tâm trạng, sự sáng tạo và học tập” cũng như “tăng cường sự tỉnh táo và năng suất”.
Những phương pháp mang xu hướng tương lai này trông giống như những chiếc ghế có lồng kính hình quả cầu trùm qua đầu, có khả năng thiết lập với chương trình từ 15-20 phút, đưa bạn vào vị trí không trọng lực (đầu hướng xuống dưới và chân hướng lên trên), cùng với đó là âm nhạc du dương.
Chiếc ghế này đánh thức người dùng bằng một loạt các chuyển động rung và đèn pin.
Nhiều văn phòng hiện tại của công ty có phòng nghỉ, được trang bị loại ổ khóa kín được dùng trên tàu ngầm để giữ âm thanh và ánh sáng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng được sử dụng như mục đích, đặc biệt là trong những trường hợp nhân viên lạm dụng việc ngủ quên, hoặc ỷ lại quá nhiều để có được 40 cái chợp mắt. Đối với những ai muốn nghỉ ngơi mà không cần nhắm mắt, các văn phòng của Google cũng có các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bao gồm các phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và phòng mát xa.
Nhân viên có thể cho nhau mượn thẻ tín dụng mát xa để có thể mua lại miễn phí một giờ nghỉ ngơi khi họ cảm thấy đồng nghiệp đã xong tốt phần mình.
Có thể mang chó đến nơi làm việc, nhưng mèo thì không
Chú chó quẫy đuôi hạnh phúc trong văn phòng Google Mountain View.
Chó không chỉ được chào đón, mà còn được khuyến khích tại Google. Trên thực tế, bộ quy tắc ứng xử của nhân viên là: “Tình cảm của Google đối với những chú chó là một điều không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi".
Chừng nào những chú chó được giám sát cẩn thận, nhân viên có thể đưa người bạn 4 chân của mình tới văn phòng và thậm chí những “vị khách” này còn được cấp thẻ riêng có in hình của chúng.
Một cựu nhân viên cho viết, chính sách này khiến anh làm việc hiệu quả hơn, cho phép anh được đi dạo cùng chú chó của mình vào giờ ăn trưa và giúp anh gặp được các đồng nghiệp mới.
Anh nói: “Lợi ích của việc cho phép chó vào văn phòng vượt xa những chi phí, gia tăng sự hài lòng về công việc".
Tuy nhiên, tin buồn cho những người có bạn đồng hành là loài mèo. Công ty cho biết: “Trong môi trường với rất nhiều chó xung quanh, vì sức khỏe của loài mèo, chủ sở hữu không được khuyến khích về việc mang mèo tới nơi làm việc, mặc dù Google không hề phân biệt đối xử với chúng”.
Các dịch vụ tại chỗ và tư vấn pháp lý
Đến cắt tóc cũng có tại văn phòng thì chẳng còn lí do để ra ngoài.
Google làm mọi thứ cũng để khuyến khích nhân viên ở lại làm việc, ngay cả khi họ phải giữ một cuộc hẹn. Công ty cung cấp những dịch vụ tại chỗ như bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ vật lý trị liệu và thợ làm tóc, cũng như các dịch vụ đánh giày, chuyên viên làm đẹp và tư vấn pháp lý.
Hầu hết các tiện ích đều miễn phí, bao gồm các kiểu tóc, được thực hiện trong một salon thẩm mỹ hiện đại, do một công ty có tên là Haircuts Onsite đảm nhiệm.
Bạn thậm chí không cần phải về nhà để giặt đồ: Nhân viên có thể mang quần áo bẩn đến nơi làm việc và sử dụng máy giặt văn phòng hoặc sử dùng dịch vụ giặt khô.
Ẩm thực cho người sành ăn (Nếu bạn xếp hàng)
Văn phòng mới tại London sẽ có 4 nhà hàng thượng lưu, bán thực phẩm thơm ngon từ khắp nơi trên thế giới, và cũng như mọi văn phòng khác của Google, chúng hoàn toàn miễn phí.
Từ tôm hùm đến bít tết, bánh nướng tươi cho đến kem “nhà làm”, đây không phải những món ăn thường xuyên tại căng tin, chúng xứng đáo với một nhà hàng sao Michelin.
Người đồng sáng lập Google, Sergey Brin, đã hướng dẫn các nhà thiết kế văn phòng khi công ty mới bắt đầu hồi năm 1998 rằng “cần giữ đồ ăn cách người dùng không quá 60m”.
Người đồng sáng lập Google, Sergey Brin.
Nhân viên thích điều này, nhưng lý do đằng sau các bữa sáng và bữa trưa miễn phí là một điều đáng ngại hơn nhiều: Khi đồ ăn ngon đã có sẵn ngay trong văn phòng, chẳng có lí do gì để cần phải đi ra ngoài.
Joe Cannella, người từng làm quản lý tài sản của Google trong 9 năm cho biết điều này có thể lấy cả cuộc đời của bạn. “Bạn đã dành phần lớn cuộc sống của mình ăn đồ ăn của Google, với các đồng nghiệp Google.. Và bạn bắt đầu không nhận thức được độc lập là gì”.
Chưa hết sự kỳ quặc, họ đặt những căng tin dài để khuyến khích nhân viên giao tiếp. Dan Cobley, giám đốc điều hành trước kia của Google, giải thích: “Chúng tôi biết mọi người sẽ trò chuyện trong khi chờ đợi. Trò chuyện trở thành ý tưởng, và ý tưởng trở thành dự án”.
Tránh dùng đĩa lớn và đừng để bị đồ ăn cám dỗ
Những người mới được cảnh báo về “Google 15”, đó là việc nhân viên có thể sẽ tăng tới 15 pound (hơn 6 kg) trong những tháng đầu tiên. Điều này nghe có vẻ nực cười nhưng Google sẽ theo dõi nhân viên của mình kể cả khi họ tăng cân.
Đây là một trong những kỹ thuật để khuyến khích nhân viên giữ thân hình khỏe đẹp: Ăn phần ăn nhỏ hơn, chuyển món tráng miệng đến cuối căng tin, đặt các đồ ngọt trong các hộp cản nắng, trái cây và các loại hạt đặt trong những chiếc bình quanh văn phòng.
Những dấu hiệu cho thấy “những người dùng đĩa lớn thường ăn nhiều hơn” hay bị kẹt trong khu vực ăn uống. Chỉ trong 7 tuần sau khi các biện pháp ăn uống lành mạnh lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2012, mức tiêu thụ calorie của 2000 nhân viên tại văn phòng New York giảm tới 3,1 triệu.
Được trả công để “chết” cho công việc
Một nhân viên Google đang nghỉ ngơi tại khu vực “Tiện nghi xa hoa”.
Một điều đặc biệt ở Google là số “tiền tuất”, có nghĩa rằng nếu một nhân viên chết trong khi làm việc tại công ty, vợ hoặc chồng trong gia đình họ vẫn sẽ tiếp tục được nhận 50% lương mỗi năm trong vòng một thập kỷ.
Thậm chí, đáng ngạc nhiên hơn, không có yêu cầu tối thiểu về thời gian, vì vậy, mỗi nhân viên vẫn đủ điều kiện để được hưởng lợi, ngay cả khi họ chỉ ở đó một tuần. Ken Norton, giám đốc sản xuất của Google, nói ông đã “cho đi” để hiểu hơn về điều này. “Khi tôi đề cập đến lợi ích này với vợ mình, cô ấy đã khóc”, ông thừa nhận. Những người mới được làm cha, làm mẹ cũng được hưởng những đặc quyền tương tự: Trợ cấp thai sản kéo dài gần 5 tháng, trong khi những người mới làm bố được nghỉ phép 6 tuần lễ sau khi vợ sinh con.
Công ty còn cung cấp khoản tiền “Tiền gửi dành cho em bé” để chi trả cho bỉm sữa trong 6 tháng sau khi một em bé được ra đời, tất cả được miễn phí cho những nhân viên trung thành của họ.
Sớm thôi, bạn sẽ được “trèo tường”
Trong khi một số văn phòng chỉ có thể khoe khoang một phòng tập thể dục hoặc sân quần vợt ngoài trời thì nhân viên của Google trên khắp thế giới có thể thưởng thức hầu hết các môn thể thao dưới ánh mặt trời, bên trong sân chơi rực rỡ. Trong đó, có những bức tường leo núi, bóng chuyền bãi biển, đường chạy trong công viên, phòng chơi bowling, sân bóng rổ, sân bóng đá, bóng bàn, và cả phòng chơi golf.
Nhân viên có thể thư giãn sau một ngày dài trong hồ bơi, trong đó có cả máy tạo sóng và máy chạy bộ dưới nước và một nhân viên cứu hộ luôn làm nhiệm vụ của mình suốt ngày đêm.
Đối với các loại hình ít tính thể thao hơn, công ty cũng có những thư viện di động, cung cấp các khóa học ngôn ngữ, từ tiếng Tây Ban Nha đến tiếng Quan Thoại.
Văn phòng hiện tại ở London, ngoài Tottenham Court Road, còn có một căn hộ trên tầng mái, nơi những nhân viên “mát tay” có thể trồng cây xanh, thảo mộc và cây ăn trái. Và hãy quên kỳ nghỉ với gia đình đi, Google thích nhân viên của mình tham dự các chuyến đi trượt tuyết hang năm, các buổi dã ngoại mùa hè và các bữa tiệc theo chủ đề, vì vậy, họ dành mọi thời gian rảnh rỗi của mình với các đồng nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng, giải trí quá nhiều cũng có thể làm cho con người ta trở nên non nớt. Một nhân viên của công ty cho biết “Mọi người chẳng bao giờ lớn. Họ uống mọi lúc, giao tiếp liên tục, chơi trò chơi và làm rất ít hoặc không làm việc”.
Họp trong lều, hoặc bồn tắm
Đến họp hành cũng cần phải sáng tạo.
Tại sao phải đặt một phòng họp nhàm chán trong khi bạn hoàn toàn có thể triệu tập đồng nghiệp trong một túp lều, trên một chiếc xe đạp hoặc ngay cả trong một bồn tắm?
Google đã đi tiên phong trong việc tạo lập nội thất đầy tính phô trương và tự hào về việc tổ chức các sự kiện văn phòng thông thường trong một không gian bất bình thường. Chẳng hạn, văn phòng Google tại Israel có bãi biển nhân tạo và cửa trượt, trong khi văn phòng tại London có những chiếc xe ô tô Dodgem, những bãi biển và những căn phòng được ngụy trang như những những con súc xắc khổng lồ.
Tại Amsterdam, nhân viên tổ chức các cuộc họp trong các xe lữ hành, với ghế trên bãi bỏ và cả lò nướng BBQ giả. Ở Dublin, họ dựng một mái vòm màu xanh lá cây và rừng nhiệt đới trên mái nhà.
Những chiếc bàn làm bằng bồn tắm cũ, phòng có tường, đệm và “xe đạp hội nghị” được sử dụng như một hoạt động xây dựng đội ngũ cho nhân viên mới. Nó có 4 bánh, 5 tay đua và họ phải phối hợp cùng nhau để di chuyển được nó đi vòng vòng xung quanh.
Bạn không cần phải làm Lady Gaga để làm việc ở đây
Rất nhiều khách mời đặc biệt xuất hiện trong các văn phòng của Google trên khắp thế giới, trong đó có nữ hoàng Anh tại London.
Nếu tất cả những hoạt động trên làm cho bạn kiệt sức thay vì hào hứng, Google có một loạt những người tư vấn hạng A luôn thường trực trên điện thoại để trình bày cho nhân viên của mình.
Trong số những khuôn mặt nổi tiếng để truyền đạt những lời từ Google chính là Lady Gaga và Annie Lennox, mô hình Lily Cole và Christy Turlington, các diễn viên như Will Smith và Ryan Reynolds và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Từ năm 2005, hơn 1000 khách đã có những cuộc nói chuyện tạo động lực: Video “Google Goes Gaga” rất phổ biến, đã thu hút tới 2,5 triệu lượt xem.
Hội nghị Zeitgeist thường niên được tổ chức ở vùng nông thôn của Anh, nơi có những người tham dự cũ, bao gồm Hoàng tử Charles, Ngài Richard Branson và David Cameron.
Sao phải đi bộ?
Hãy quên đi những buổi sang đi làm căng thẳng: Nhân viên của Google tại San Francisco được cung cấp phương tiện di chuyển miễn phí, có wifi để di chuyển từ trung tâm thành phố đến văn phòng.
Ở những nơi khác trên thế giới, nhân viên còn được hộ tống bởi những tay đua và xe gôn khi di chuyển giữa các bộ phận khác nhau trong cùng văn phòng. Việc đi bộ trong công ty dường như một sự lãng phí năng lượng vậy. Những người lái xe đến công ty có thể được hưởng miễn phí dịch vụ rửa xe tại chỗ và thay dầu.
Ngủ trong nhà vệ sinh cũng là một trải nghiệm độc đáo. Các văn phòng của công cụ tìm kiếm này được trang bị “Nhà vệ sinh Toto Nhật Bản”, các công cụ siêu công nghệ cao với chỗ ngồi được sưởi ấm, máy rửa và máy sấy trong nhà. Và mỗi chiếc có giá 11.000 bảng (tương đương hơn 324 triệu đồng).