Việc kết hôn là việc trọng đại và mỗi nơi có một cách đặc biệt để đánh dấu sự kiện này.
Việc cưới hỏi không chỉ là một việc lớn, thiêng liêng của đời người nhằm thể hiện sự gắn kết giữa hai người yêu nhau mà còn là một dịp nghi lễ long trọng. Có lẽ không ở đâu mà nghi thức này bị coi thường hoặc làm một cách úi xùi mà đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và đậm chất văn hóa con người – vùng miền. Rất nhiều nét đặc trưng truyền thống cực đặc biệt và khác lạ trong nghi thức cưới hỏi là người ngoài nghe đến phải há hốc mồm sẽ được giới thiệu trong bài viết này. Và hi vọng các bạn sẽ thêm hiểu về ý nghĩa của những truyền thống kì lạ này.
Một trong những nghi thức cưới kì lạ của người Do Thái đó là trong lễ cưới chú rể sẽ phải dẫm nát một tấm kính được bọc trong chiếc khăn vải hoặc giấy. Nghi thức này diễn ra ngay sau khi tiến hành trao nhẫn cưới và phải được thực hiện bằng chân phải. Khi thực hiện xong, các vị khách sẽ cùng hô to: "mazel tov!". Nguồn gốc của nghi thức kì lạ này hiện nay vẫn chưa rõ ràng, nhiều người tin rằng đó là hình thức để tưởng nhớ đến sự kiện tàn phá đền Jerusalem và sự răn đe trong kinh thánh. Bật mí thêm là Mazel tov được sử dụng như một từ cảm thán mừng vui ở Do Thái. Mazel có nghĩa là may mắn còn tov nghĩa là tốt đẹp.
Nghi thức Charivari hay còn biết đến với tên gọi shivaree có nghĩa là những tiếng ồn ào huyên náo, và đúng như tên gọi của mình, đây có lẽ là nghi thức gây khó chịu cực kì cho các cặp vợ chồng mới cưới. Vào đêm tân hôn, bạn bè cũng như những người thân trong gia đình cô dâu, chú rể sẽ tụ tập bên ngoài nhà, hát hò, nhảy múa, gây ra đủ mọi tiếng ồn và sử dụng mọi phương pháp để phá rối cặp đôi. Tuy nhiên thì ý nghĩa của tục lệ này cũng là sự mong đợi hạnh phúc. Họ tin rằng những âm thanh càng khó chịu, càng gây rối cô dâu, chú rể trong đêm tân hôn thì họ sẽ càng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này. Bởi vậy, nên cũng thật khó trách móc những người mong điều tốt đến cho đôi vợ chồng.
Có lẽ rằng tập tục này không chỉ kì lạ mà còn rất thú vị. Không gống với hình thức đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình. Chiếc nhẫn này phải được làm bằng bạc và sẽ được đeo ở bên chân trái của cô dâu, ở ngón chân cái. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo chân này đóng vai trò như những nhẫn cưới ở phương Tây, dù vậy chú rể lại không cần phải đeo chúng.
Trong một đám cưới thông thường, người ta sẽ ném đồng xu hoặc các loạt hạt theo sau cô dâu và chú rể khi họ chuẩn bị đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng ở Séc, nghi thức này lại diễn ra trong suốt buổi cử hành hôn lễ. Đầu tiên, các cánh hoa sẽ được ném ra để cầu chúc cho sự sinh sản. Trong buổi lễ, một chiếc đĩa sẽ được nắm vào chân cô dâu, chú rể và đôi trai gái phải làm sạch nó để thể hiện sự hòa thuận. Sauk hi hôn lễ cử hành xong, họ lại tiếp tục ném các hạt đậu – biểu thị cho sự sinh sản. Và cuối cùng, các loại ngũ cốc, hạt, đồng xu được ném vào nhà cô dâu chú rể để xua đuổi các linh hồn cổ xưa trú ngụ tại đây.
Đây là một nghi lễ được tiến hành bởi các nô lệ thuộc miền Nam nước Mỹ. Đôi vợ chồng sẽ cùng nhau nhảy qua một cái chổi. Lý do tập tục này ra đời bởi nô lệ vùng miền Nam vốn bị áp bức bóc lột, không hề có tự do và tài sản, thậm chí bị cấm kết hôn, nên nghi thức này mang ý nghĩa xóa tan quá khứ đau khổ và cầu chúc cho một tương lai hạnh phúc.
Đây là một nghi thức của người Ba Lan. Sau phần trao quà cho cô dâu, chú rể, các khách mời sẽ có cơ hội được nhảy cùng với cô dâu. Tuy nhiên, họ phải bỏ một số tiền nhỏ vào chiếc tạp dề được mặc bởi người thân của cô dâu hoặc chú rể. Màn nhảy múa sẽ bắt đầu bởi cô dâu và cha của mình. Các khách mời sẽ đứng thành vòng tròn xung quanh và lần lượt từng người sẽ nhảy với cô dâu. Cuối cùng, chú rể sẽ tiến vào vòng, bỏ ví của mình vô chiếc tạp dề và nhảy với cô dâu.
Đám cưới của người Đức thường có một phần nhỏ gọi là Polterabend, nơi họ cùng nhau đập vỡ những chiếc đĩa, chén, bát. Không rõ nguồn gốc của tập tục này từ đâu, nhưng người ta cho rằng những âm thanh do bát đĩa vỡ tạo ra sẽ đại diện cho những xung đột của vợ chồng trong tương lai, những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân. Nghi thức nhằm giúp cho các cặp vợ chồng sẵn sàng đối mặt với các khó khăn và cầu chúc cho họ cuộc sống hạnh phúc.
Có thể nói rằng đây là một tập tục vô cùng kì quặc, đem lại cho mọi người chút cảm giác ghê rợn. Một hỗn hợp gồm sữa, xúc xích, rau trứng và một số loại thực phẩm khác sẽ được trộn đều và đổ vào cô dâu và chú rể trước khi tổ chức hôn lễ. Sau khi đã phủ kín mình trong hỗn hợp, cô dâu và chú rể sẽ phải diễu hành qua các con phố để mọi người có thể nhìn thấy mình sao cho càng nhiều người nhìn thấy càng tốt. Người ta tin rằng làm như vậy thì các cặp vợ chồng sẽ không ngoại tình sau này.
Ở Hàn Quốc, sau khi mọi nghi thức kết thúc, chú rể sẽ phải chịu đựng một trận đòn trước khi có thể “động phòng” với cô dâu. Bạn bè, người thân của cô dâu sẽ sử dụng một sợi dây hay thắt lưng da buộc hai chân chú rể lại, sau đó họ sẽ thay phiên nhau đánh bằng gậy hoặc cá. Mục đích của nghi thức này nhằm kiểm tra sức mạnh, sức chịu đựng của chú rể cũng như kiến thức của chú rể. Tuy nhiên, thì có lẽ phần kiến thức vẫn hơi khó kiểu vì đánh vào chân không hiểu sẽ thể hiện được kiến thức gì?
Phong tục này diễn ra ở Nga. Chú rể cùng bạn bè tổ chức chuộc cô dâu. Còn họ hàng và bạn gái của cô dâu thì tổ chức “phòng thủ”. Một trong những kiểu “phòng thủ” mới được áp dụng là phía nhà gái khóa chặt cửa rồi giấu chìa khóa ở đâu đó, chẳng hạn như trong những quả bóng nhỏ sặc sỡ treo phía trên khung cửa. Dĩ nhiên, chú rể phải suy nghĩ đến toát mồ hôi mới đoán ra được (không loại trừ khả năng có sự mách nhỏ của “tay trong” phía nhà gái) là phải làm nổ tung những quả bóng ấy để chìa khóa rơi xuống. Sau khi vào được nhà cô dâu, chú rể và các bạn của chú rể đặt những tờ giấy bạc (giờ đây có thể có cả những tờ xanh dollars Mỹ) lên 4 góc bàn và giữa bàn. Cô dâu và các bạn gái của cô phải tìm mọi cách lấy được càng nhiều tiền càng tốt trong khi vẫn phải chú ý bảo vệ cô dâu, không cho chú rể chạm vào người cô dâu. Nếu chú rể chạm được vào người cô dâu thì coi như vụ chuộc kết thúc.