Hình ảnh Siêu trăng 70 năm mới có 1 lần ở Việt Nam

Nhiều nước trên thế giới đang chứng kiến siêu trăng lớn nhất trong gần 70 năm qua và hiện tượng này sẽ được quan sát rõ nhất vào tối nay theo giờ Việt Nam.

Thế giới


Siêu trăng tại Hong Kong - (Ảnh: Tài khoản Twitter Dj Croft).


Siêu trăng đi qua một vòng đu quay - (Ảnh: AFP).


Siêu trăng tại Nhà hát opera Sydney - (Ảnh: AFP).


Siêu trăng tại Trung Quốc - (Ảnh: Xinhua).


Siêu trăng tại Đài Loan - (Ảnh: CNA).


Siêu trăng tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc - (Ảnh: CNA).


Siêu trăng tại đảo Cửu Long, Hong Kong - (Ảnh: CNA).


Mây mờ che Siêu trăng tại Singapore - (Ảnh: CNA).


Siêu Trăng xuất hiện tại Manila, Philippines. (Ảnh: EPA).


Mặt trăng mọc ở Grand Palace ở Bangkok.


Siêu Trăng chưa tròn hẳn vẫn ẩn hiện sau lớp mây ở Bangkok. (Ảnh của độc giả người Thái Lan - Thaw Zin Min).


Siêu trăng hiện rõ trên bầu trời nước Úc ngày 14/11/2016.


Siêu trăng ẩn hiện tại cầu Harbour, Sydney.


Một bức ảnh khác được chụp trên bầu trời nước Úc.


Mặt trăng mọc ở nước Anh ngày 13/11. Đây chưa phải thời điểm trăng tròn nhất. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng ở nước Anh. Lần xuất hiện vào hôm nay 14/11 sẽ là lần Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất từ tháng 1/1948. (Ảnh: SWNS).


Một phi cơ bay trên nền trời trăng rằm ở thủ đô London của Anh. (Ảnh: Reuters).


Đêm trăng rằm ở khu vực trung tâm tài chính của London ngày 13/11. (Ảnh: LNP).


Vào đêm 14/11, mặt trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Nó sẽ không ở gần Trái Đất như vậy cho đến ngày 25/11/2034. (Ảnh: Reuters).


Người dân thị trấn Glastonbury quan sát mặt trăng dần mọc trong đêm 13/11. Để quan sát tốt nhất, người xem nên rời khỏi thành phố vì ánh đèn đô thị và các đám mây có thể làm lu mờ mặt trăng, khiến nó chỉ trông giống như trăng tròn bình thường. (Ảnh: Reuters).


Đêm trăng ở tỉnh Volgograd của Nga. "Siêu trăng" là thuật ngữ xuất hiện gần đây để chỉ thời điểm trăng tròn và ở cận điểm, tức là điểm gần nhất của nó so với Trái Đất trong quỹ đạo hình elip. Siêu trăng ngày 14/11 sẽ ở cách Trái Đất khoảng 356.000 km. (Ảnh: Tass).


Mặt trăng nhìn từ thung lũng Hefer ở Israel. Vệ tinh của trái đất sẽ chạm tới cận điểm vào lúc 8h52 sáng ngày 14/11 theo giờ chuẩn miền Đông (EST, 20h52 ngày 14/11 giờ Hà Nội) và trăng tròn sẽ đạt đỉnh trong khoảng 2-3 giờ sau đó. (Ảnh: AP).


Mặt trăng ở Madrid, Tây Ban Nha to hơn và sáng hơn so với trăng rằm bình thường. (Ảnh: AP).


Siêu trăng phía trên cầu Manhattan tại New York đêm 13/11. (Ảnh: Reuters).


Trăng rằm trên bầu trời thủ đô Vienna của Áo. Sau ngày 14/11, siêu trăng thứ 3 trong năm nay sẽ xuất hiện vào ngày 14/12 nhưng không to và sáng bằng. (Ảnh: Reuters).


Máy bay bay ngang qua bầu trời Kathmandu ở Nepal, với hậu cảnh mặt trăng. (Ảnh: Reuters).


Trăng rằm dần xuất hiện trên nóc một tháp quan sát tại vùng lãnh thổ Gibraltar của Anh. (Ảnh: Reuters).

Việt Nam


Hình ảnh mặt trăng lúc 18h45 phút - (Ảnh: Thuận Thắng).


Hình ảnh siêu trăng lúc 19h40 trên nóc tòa nhà Bitexco TP.HCM - (Ảnh: Thuận Thắng).


Hình ảnh siêu trăng thời điểm gần trái đất nhất lúc 20h52 tại TP.HCM - (Ảnh: Thuận Thắng)


Siêu trăng "đọ sắc" bên cạnh tòa nhà Bitexco. (Ảnh: Thi Đoàn).


Hình ảnh siêu trăng được ghi nhận ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh của độc giả Sỹ Phan).


Ảnh chụp siêu trăng của độc giả Hạnh Vũ tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Siêu Trăng thời điểm vừa xuất hiện ở Đồng Nai. (ảnh do độc giả Phạm Như Ngọc gửi).


Một bức ảnh Siêu trăng đặc biệt khác được chụp tại Hải Phòng. (ảnh do độc giả Hạnh Moon gửi).


Hình ảnh được độc giả chụp tại khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Siêu trăng qua lăng kính độc giả NaMi.


"Siêu Mặt trăng bỗng chốc thu bé lại chỉ vừa lòng bàn tay". (Ảnh chụp siêu trăng ở Gò Vấp của bạn Uyên Mai).


Trăng rằm trên bầu trời. (Ảnh do độc giả Nguyễn Thị Cẩm Loan gửi).


Hình ảnh siêu trăng ở Hà Nội. (ảnh do độc giả M.Linh gửi).


Theo Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), mỗi năm một lần khi Mặt Trăng tròn và ở gần Trái Đất nhất, hiện tượng siêu Trăng sẽ xảy ra. Hiện tượng này cũng tác động đến thủy triều trên các đại dương. (Ảnh: Phương Minh).


Trước cổng sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), hàng trăm người dân tụ tập xem siêu trăng. Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội đã đưa nhiều kính thiên văn đến để người dân theo dõi. (Ảnh: Bình Minh).


Siêu trăng chụp từ SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội). (Ảnh: Bình Minh).


Siêu trăng liên tục ẩn hiện sau lớp mây nhưng không khiến những bạn trẻ yêu thiên văn nản lòng chờ đợi. (Ảnh: Bình Minh).


Ngắm siêu trăng từ cầu Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn. (Ảnh: Hà Khánh).


Siêu trăng bên Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Hải Sơn).


Siêu trăng xuất hiện khá liên tục nhưng năm nay đặc biệt bởi 70 năm mới có một lần Mặt Trăng đạt kích thước cực đại. (Ảnh: Hải Sơn).


Ở Đà Nẵng, trời trong vắt khiến người dân được ngắm siêu trăng rõ nhất. (Ảnh: Hải Sơn).


Siêu trăng trên sông Hàn (Đà Nẵng). (Ảnh: Phan Minh Hải).


Siêu trăng khiến thành phố Đà Nẵng thêm huyền ảo. (Ảnh: Phương Minh).


Siêu trăng chụp trên biển Quảng Bình. (Ảnh: Ngọc Thái).


Người dân cố đô Huế đến 2 bên bờ sông Hương để cùng ngắm siêu trăng. Vị trí ngắm siêu trăng thuận tiện là bờ Bắc của dòng sông. Nơi đây cũng là góc ảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia vì có dòng Hương và cầu Trường Tiền làm tiền cảnh. (Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải).


Phu Văn Lâu (Huế) trong đêm kỳ ảo. (Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải).


Siêu trăng nhìn từ biển Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: VTC News).


Siêu trăng sáng rực vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh:VTC News).


Mặt trăng sáng rực ở Lâm Đồng. (Ảnh: VTC News).

Cập nhật: 15/11/2016 Theo Zing/tuoitre/kenh14/vov
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video